Nâng cao năng lực quản lý tài chính để quản lý tốt nợ công
Hiện nay, WB và Bộ Tài chính đang tiếp tục thực hiện chương trình GDRM giai đoạn 2. Một trong những nội dung của chương trình này là xây dựng khung hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý nợ công. Xin ông cho biết khung cải cách này tác động như thế nào đến quá trình quản lý nợ công ở Việt Nam?
WB rất vui khi nhận lời hỗ trợ Bộ Tài chính cũng như Việt Nam xây dựng lộ trình dài hạn về cải cách công tác quản lý nợ công để làm sao công tác quản lý nợ công được minh bạch, hiệu quả, phù hợp. Mục tiêu của chúng tôi là đưa ra tầm nhìn dài hạn để công tác quản lý nợ của Việt Nam tiệm cận thông lệ tốt của quốc tế.
Với tầm nhìn như vậy, trong khuôn khổ hợp tác, chúng tôi phối hợp với Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính xây dựng những lộ trình với những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực khác nhau về quản lý nợ công để làm sao thực hiện được mục tiêu đó. Ví dụ như phương diện quản trị nợ công như nào, quản lý nợ Chính phủ ra làm sao, quản lý nợ chính quyền địa phương như thế nào… Với mỗi vấn đề đó, chúng tôi sẽ đưa ra lộ trình, bước đi cụ thể trong ngắn hạn, trong dài hạn, trong 3 năm tới sẽ như thế nào và trong 5 năm tới chúng ta sẽ đi tới đâu.
Một điều nữa tôi cũng chia sẻ rằng Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nước vay nhiều ODA sang nước tiếp cận các nguồn vay có tính chất thị trường nhiều hơn. Do vậy, Việt Nam phải nâng cao năng lực để tiếp tục thực hiện công tác quản lý nợ công, huy động vốn vay nợ công cho hiệu quả. Với tư cách là đối tác của Bộ Tài chính và đối tác 3 bên giữa Bộ Tài chính – WB và các nhà tài trợ khác, chúng tôi mong muốn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực quản lý nợ công trong giai đoạn chuyển đổi này.
Giai đoạn 2015 – 2018, Chương trình GDRM đã hoàn thành hỗ trợ đánh giá 5 năm thực hiện Luật Quản lý nợ công cùng với quá trình hỗ trợ xây dựng Luật Quản lý nợ công trình Quốc hội ban hành; hoàn thành hỗ trợ xây dựng chiến lược, chương trình quản lý nợ trung hạn, báo cáo Quốc hội về mục tiêu, định hướng huy động sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; hỗ trợ xây dựng một số quy trình nghiệp vụ và các nội dung hỗ trợ về quản lý rủi ro, tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan,... Giai đoạn 2019-2022, WB và Bộ Tài chính sẽ phối hợp xây dựng và hoàn thiện khung hoạt động cải cách trong quản lý nợ công, xây dựng Chương trình GDRM giai đoạn 2, cập nhật Chương trình quản lý nợ trung hạn 2019-2025,… |
Như ông vừa chia sẻ, giai đoạn hiện nay rất quan trọng trong công tác quản lý nợ công của Việt Nam bởi Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nước vay nhiều ODA sang nước tiếp cận các nguồn vay có tính chất thị trường. Vậy trong quá trình chuyển đổi này, Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro gì, thưa ông?
Nhiều nước cũng như Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi này gặp khá nhiều khó khăn do phải tiếp cận nhiều hơn nguồn vay kém ưu đãi và tiệm cận với thị trường. Ở đây có những thách thức lớn mà quan trọng nhất là phải nâng cao năng lực quản lý tài chính, năng lực tiếp cận thị trường, hiểu biết thị trường và phát triển thị trường vốn trong nước cũng như khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế để đáp ứng nhu cầu vay của Chính phủ.
Với vai trò là định chế toàn cầu, WB đã có kinh nghiệm của nhiều quốc gia, do vậy, trong khuôn khổ hợp tác với Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện giai đoạn chuyển đổi này một cách vững chắc và đạt được mục tiêu của chính phủ về quản lý nợ.
Hiện nay, ở Việt Nam, trong cơ cấu nợ của Chính phủ, tỷ trọng dư nợ trong nước chiếm khoảng 60% và nợ nước ngoài khoảng 40%. Theo ông tỉ lệ nào là “đẹp” cho Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi này?
Trên thực tế khó có thể nói có một tỉ lệ nào là tỉ lệ “đẹp” nhất vì điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Như ở Việt Nam, định hướng hiện nay đang rất đúng là chuyển dần từ phụ thuộc nhiều từ vay nước ngoài sang vay trong nước. Các quốc gia khác nhau xác định tỉ lệ khác nhau và có chiến lược khác nhau. Để xác định tỉ lệ này phải tính đến đặc điểm của các khoản nợ.
Ví dụ ở Việt Nam, phần lớn khoản nợ là nợ vay dài hạn của các tổ chức tài chính quốc tế với điều kiện vay ưu đãi, thời hạn vay dài, lãi suất thấp thì rõ ràng Việt Nam có lợi thế trong việc quản lý được rủi ro về tỉ giá cũng như rủi ro về nợ nước ngoài. Nhưng nhiều nước, khi người ta mong muốn giảm nợ nước ngoài nhanh và tập trung vào nợ trong nước dẫn đến việc giải quyết được vấn đề rủi ro tỉ giá nhưng lại gặp rủi ro khác là áp lực trả nợ. Do vậy khi đưa ra tỉ lệ cần dựa trên đặc điểm của từng quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
15:25 | 06/09/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
07:45 | 06/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính tuyển dụng nhân viên lễ tân và lái xe
20:33 | 05/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước thông báo mua 150 triệu USD từ ngân hàng thương mại
16:24 | 05/09/2024 Thuế - Kho bạc
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó bão số 3
16:23 | 05/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao
20:12 | 04/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%
19:54 | 04/09/2024 Tài chính
Giải ngân đầu tư công 8 tháng ước đạt gần 40,5% kế hoạch
11:04 | 04/09/2024 Tài chính
Cảnh báo website giả mạo Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước
10:26 | 04/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics