Nền kinh tế đã tới hạn chịu đựng, cần mạnh dạn và linh hoạt hơn
Cần tận dụng tốt sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu | |
3 nỗi lo lớn của nền kinh tế thế giới | |
“Lực đẩy” tiếp sức nền kinh tế |
TS. Mạc Quốc Anh |
Theo ông, liệu rằng chúng ta có nên tiếp tục những giải pháp phong tỏa, giãn cách, nhất là tại các tỉnh, thành phố chủ chốt về kinh tế, sản xuất?
Thủ tướng Chính phủ đã xác định con đường chống dịch phải lâu dài. Chúng ta thừa hiểu không có chuyện “Zero Covid”, nghĩa là không thể tuyệt đối không có ca nhiễm nào trong một thời gian dài, nhưng cũng không thể lựa chọn từ giải pháp phong tỏa cực đoan sang mở cửa tự do.
Tuy nhiên, Việt Nam chắc chắn không thể phong toả mãi. Nền kinh tế vốn không có tích luỹ sâu đã tới hạn chịu đựng. Theo tính toán của các chuyên gia, một tháng phong toả sẽ mất khoảng 2% GDP. Các doanh nghiệp gần như kiệt quệ, đã bắt đầu phải lên tiếng kêu cứu. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các doanh nghiệp xuất khẩu đã “ngấm đòn”, đứng trước nguy cơ mất nhiều hợp đồng. Nhà nước thì không thể có đủ nguồn lực cấp phát tiền mặt như những nước phát triển, nên ảnh hưởng đến cả sinh kế của người dân.
Cụ thể những chiến lược mới này cần được triển khai như thế nào, thưa ông?
Theo tôi, chính quyền cần xác định rõ phương châm chống dịch trong chiến lược sống chung với Covid-19 như sau: Việc chống dịch phải đi đôi với ổn định sinh kế của người dân, không thể dễ dãi ngả theo bất cứ một bên nào. Các biện pháp đưa ra đều phải tính đến các hệ quả của nó đối với sinh kế và có giải pháp giải quyết cụ thể. Vì thế, chúng ta cần thiết lập các cấp độ dịch từ thấp đến cao với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, song song với các biện pháp căn bản về phòng, chống dịch.
Chẳng hạn, tại Hà Nội, chính sách mới từ phong tỏa toàn bộ Thành phố chuyển sang phân vùng “xanh – cam – đỏ” theo yếu tố nguy cơ dịch bệnh để bắt đầu hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tôi đánh giá đây là giải pháp hợp lý, vì như tôi đã nói ở trên, chúng ta không thể không có ca lây nhiễm trong thời gian dài, nên những chính sách phong toả cực đoan sẽ gây khó khăn không nhỏ cho cuộc sống người dân, trong khi vẫn không thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh.
Môi trường kinh doanh đã nỗ lực mấy chục năm qua để lấy được niềm tin của các thị trường, đối tác, nhưng chỉ vì dịch bệnh mà sụt giảm quá nhiều. Hơn nữa, ngân sách hạn chế nên không thể liên tục đưa ra các gói hỗ trợ, mà phải kích cầu trong dân, phải khơi thông, cho phép lưu thông, thúc đẩy mua bán để doanh nghiệp có thể hồi phục.
Xin ông cho biết đâu là những giải pháp để nền kinh tế và các doanh nghiệp có thể “sống chung” với Covid-19?
Chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp căn cơ. Trong đó, mặc dù vẫn phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi rút lây lan, nhưng các cơ quan quản lý, chính quyền vẫn cần đặt mục tiêu duy trì các hoạt động kinh tế nhất định. Có nghĩa là phải phân loại các doanh nghiệp, theo đặc thù, tính chất hoạt động, theo khu vực, theo năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn. Các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ được ưu tiên hoạt động.
Hơn nữa, các biện pháp phong toả phải luôn luôn tính đến sinh kế của người dân, nên phải xác lập và thiết kế quy trình, quy chuẩn cho các loại hình di chuyển và giao dịch an toàn. Vắc xin đương nhiên là giải pháp căn cơ nhất, cần phải được coi là ưu tiên số 1 trong chính sách chống dịch. Tiêm vắc xin phải trở thành chính sách quốc gia, cần có chính sách khuyến khích tiêm vắc xin và ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động của doanh nghiệp. Đặc biệt, công nghệ cần được cải thiện để đáp ứng được mục tiêu hỗ trợ chống dịch và cần thống nhất, triển khai dưới một chiến lược chung.
Đối với hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần tiếp tục duy trì các chính sách tài khóa, tín dụng. Hiện nhiều nhà đầu tư, đối tác đã có sự tính toán lại thị trường Việt Nam do đứt gãy chuỗi cung ứng, chậm đơn hàng thời gian qua, nên cần giải pháp để liên kết, gắn kết lại các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với đó, theo tôi, các chính sách khi ban hành nên tính toán dài hơi, không nên thay đổi nhiều và phải đi vào thực tế một cách hiệu quả với doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
PGS.TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân: Doanh nghiệp cần chủ động Về lâu dài, để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, cơ quan quản lý cần phải có tư duy logistics ngay trong khâu hoạch định, thực thi chiến lược phòng chống dịch Covid-19. Chính phủ và các bộ cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần nhất quán với sự chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, bãi bỏ các quy định đang gây ra rào cản cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần chủ động và nhanh chóng chuyển đổi số, kinh doanh trên nền tảng điện tử; tăng cường các giải pháp quản trị doanh nghiệp; tìm kiếm, phát triển các loại nguyên vật liệu mới để thay thế, nhưng dễ tìm kiếm và tạo lập chuỗi cung ứng mới nhằm đảm bảo thích ứng với mọi tình huống. Ông Nguyễn Thanh Ngữ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thành Thành Công (Biên Hòa, Đồng Nai): Không để “ngủ đông” quá dài Khó khăn lớn nhất là vấn đề tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa – logistics một cách có hệ thống tổng thể, bởi doanh nghiệp không thể hoạt động 3 tại chỗ mãi được, cần phải luân chuyển hàng hóa. Hơn nữa, doanh nghiệp làm việc theo kế hoạch dài hơi, nên chính quyền cần nâng cao khả năng tiếp cận và đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc xin cho doanh nghiệp. Quan trọng nhất là phải duy trì được nền kinh tế, để các doanh nghiệp không rơi vào trạng thái “ngủ đông” quá dài mà đánh mất luôn thị trường và cơ hội kinh doanh. Hiện Chính phủ đã có cách nghĩ rất khác trong cách thích ứng và sống chung với dịch. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hiện thực hóa cách nghĩ này bằng những giải pháp, quy định cụ thể và đưa vào trong thực tiễn cuộc sống. Thành Thành Công đã chuẩn bị tâm thế hoạt động liên tục và ứng phó với mọi tình huống, bằng cách triển khai tái cấu trúc phương thức làm việc, mô hình tổ chức, công tác sản xuất… Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam: Đào tạo và trang bị về y tế cho doanh nghiệp Hiện các doanh nghiệp khu vực phía Bắc chỉ hoạt động với công suất 50% do thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía Nam và Trung Quốc. Do đó, các đối tác đã dần chuyển đơn hàng sang các nước khác. Vì thế, để mở lại sản xuất và tận dụng được các nguồn lực, các cơ sở y tế địa phương nên tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp để có thể tự xây dựng được hệ thống tại chỗ, giống như việc sơ cứu ban đầu vậy. Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT: Sẵn sàng khi "tỉnh giấc" Có nhiều doanh nghiệp đang "học" tự nhiên đó là "ngủ đông tích cực" khi chủ động cắt giảm chi phí, duy trì đội ngũ cán bộ chủ chốt, chuẩn bị tự đào tạo để sẵn sàng khi "tỉnh giấc" để phát triển trở lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ ngủ đông được khi khách hàng cũng ngủ đông. Vì thế, nhiều doanh nghiệp viễn thông, công nghệ đã triển khai các mũi tiêm vắc xin về công nghệ cho doanh nghiệp, bằng việc cung cấp các tiện ích về quản lý doanh nghiệp, liên hệ khách hàng… đảm bảo vận hành doanh nghiệp thông suốt. Chúng ta không thể nào sống “Zero Covid” mà phải sống chung với Covid-19, các doanh nghiệp cũng vậy. Minh Chi (ghi) |
Tin liên quan
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
16:03 | 12/09/2024 Hải quan
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
11:14 | 12/09/2024 Hải quan
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics