Nếu không ổn định được giá cả, người dân sẽ có một cái Tết đầy khó khăn
Bộ Tài chính mua thêm gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19 | |
Bộ Tài chính: Kiểm soát chặt giá cả vật tư, hàng thiết yếu để ổn định tâm lý người tiêu dùng |
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú |
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, năm vừa qua có nhiều yếu tố tạo sức ép lớn cho sự phát triển kinh tế nước ta. Ông đánh giá như thế nào về các ý kiến này?
Năm 2021 là năm thứ hai Việt Nam trải qua đại dịch Covid-19 chưa từng có. Nó tác động mạnh vào từng gia đình, xã hội, và mọi hoạt động kinh tế của đất nước.
Từ việc đứt gãy các chuỗi cung ứng ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu đến việc tăng các chi phí vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu. Các chi phí khác như phí container, giá xăng dầu và nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu cho sản xuất đều tăng rất mạnh. Tất cả những điều đó đã tạo ra sức ép ghê gớm cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ có dịch.
Cụ thể, về tình hình chung ở thị trường nội địa, trong lúc thu nhập, sức mua trong từng gia đình giảm sút thì giá cả hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu lại tăng cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan ở trên còn có những nguyên nhân chủ quan là hiện tượng ngăn sông cấm chợ quá mức ở một số địa phương gây tăng chi phí, mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp; hiện tượng lợi dụng lúc khó khăn để đầu cơ trục lợi, tăng giá bán cao quá mức, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng làm tổn hại tới người tiêu dùng.
Về công tác quản lý thị trường, trong bối cảnh tình hình phức tạp và khó khăn về hàng hóa và giá cả đã nêu ở trên, một số địa phương chưa quan tâm quản lý đúng mức nên vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ buôn bán khá phổ biến trên thị trường. Do vậy, người tiêu dùng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Điển hình là những vụ vi phạm về giá, chất lượng hàng hóa của Bách hóa Xanh - công ty con của Công ty Thế Giới di động trong quý 1, quý 2/2021 vừa qua.
Như những gì ông chia sẻ, nếu dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn thì sẽ còn khó khăn trong công tác kiểm soát giá cả. Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để việc kiểm soát giá được tốt hơn?
Trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, trước hết cần tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Chúng ta phải coi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là tế bào quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu doanh nghiệp phát triển, vực dậy được thì sẽ có công ăn việc làm, thu nhập nâng cao, nộp ngân sách cho đất nước ngày càng nhiều hơn. Cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua những chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công một cách hiệu quả, chống tham nhũng, lãng phí trong việc chi tiêu kinh phí của Nhà nước, đưa nhanh các công trình vào sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Cũng cần tiếp tục cải cách hành chính và giảm những chi phí vô lý cho doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt. Song song với việc sản xuất cần tổ chức lại hệ thống phân phối quốc gia để đảm bảo việc tiêu thụ hiệu quả các các sản phẩm hàng hóa, trong đó có các hàng nông sản thực phẩm mà Việt Nam đang có sức sản xuất hết sức dồi dào nhưng khâu tiêu thụ đang có vấn đề. Làm tốt được những vấn đề trên sẽ góp phần vào việc ổn định thị trường giá cả trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Đồng thời thực hiện được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% và CPI ở mức 4% trong năm 2022, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát theo đúng Nghị Quyết mà Quốc Hội đã đề ra.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần. Ông có dự báo gì về diễn biến thị trường giá cả dịp này?
Có thể nói, Tết năm nay đến với mỗi gia đình trong hoàn cảnh vừa trải qua một năm đại dịch nhiều khó khăn và vất vả. Từ nay cho đến Tết Âm lịch 2022 chỉ còn gần 1 tháng nữa, chính vì vậy mà công tác chuẩn bị nguồn hàng, tổ chức dự trữ hàng hóa và tổ chức bán ra phải hết sức khẩn trương, khoa học và trách nhiệm mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để ngành bán lẻ Việt Nam phấn đấu tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
Chúng ta hãy dự báo một số đặc điểm lớn trong đợt phục vụ Tết sắp tới. Điều đầu tiên cần đề cập đó là việc mua sắm Tết có khả năng sớm hơn những năm trước bởi Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục chống dịch, khả năng bùng phát dịch lớn cũng không loại trừ. Chính vì vậy, tâm lý mua sắm sớm hơn là 1 điều dễ hiểu.
Điều thứ 2 mà chúng ta cần quan tâm là sức mua ở trong dân vẫn còn yếu, tuy vậy Tết đến ai cũng có nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Mặt khác, từ mấy tháng nay, do chi phí đầu vào của sản xuất và lưu thông tăng lên bởi sự tăng giá của xăng dầu, gas, ... nên 1 mặt bằng giá mới đã hình thành đối với nhiều mặt hàng theo chiều tăng lên đem lại bất lợi trong chi tiêu của từng gia đình và làm giảm sức mua xã hội.
Nếu thị trường không ổn định được giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, ... trong dịp Tết thì đây thực sự là 1 khó khăn đối với người tiêu dùng, nhất là những gia đình nghèo, các gia đình có thu nhập bị giảm sút mạnh do đại dịch trong những tháng qua. Chính vì vậy, các cấp các ngành các địa phương, các doanh nghiệp cần phải tìm cách vượt qua trong thời gian sắp tới.
Đặc biệt, công tác quản lý thị trường giá cả và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng cần được đặc biệt quan tâm bởi nhu cầu mua sắm tăng gấp mấy lần lúc bình thường. Chính vì vậy việc quản lý thị trường để bảo vệ quyền lợi tiêu dùng là hết sức cần thiết. Chống hàng lậu, hàng giả phải làm từ biên giới hải đảo, không để hàng vào nội địa mới kiểm soát thì đã quá muộn và không hiệu quả.
Từ những điều trên, tôi phải khẳng định rằng phục vụ cho tiêu dùng đợt Tết Nhâm Dần này đòi hỏi nhiều cố gắng hơn so với những cái tết bình thường khác. Các địa phương trong cả nước cần xây dựng 1 kế hoạch phục vụ tỉ mỉ, chu đáo, khoa học.
Chúng ta tin tưởng rằng, với sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của người tiêu dùng với các doanh nghiệp làm ăn tử tế, chân chính, chắc chắn công tác phục vụ Tết sắp tới với mục tiêu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Mọi gia đình Việt Nam đều có Tết.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Tin liên quan
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TPHCM: Tập trung giải pháp thu NSNN những tháng cuối năm
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics