Nga thay Mỹ trong "mớ bòng bong" Syria - Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Chính phủ Syria tiến vào thị trấn biên giới Kobani hỗ trợ người Kurd. |
Tâm lý chung ở cả Washington lẫn Trung Đông đều là sự ngừng bắn này không phải một thỏa thuận thực sự. Nó sẽ hết hiệu lực vào ngày 22/10, cũng là ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recip Tayyip Erdogan sẽ gặp nhau tại Sochi (Nga) để thảo luận về tương lai của Syria. Mọi thứ có vẻ đã rõ ràng: Đó cũng lúc thế giới nhận ra thỏa thuận thực sự cho tương lai của khu vực bất ổn này.
Trên thực tế, Nhà Trắng đã tự khéo léo rút khỏi vấn đề Syria đầy bất ổn khi ông Trump từ bỏ người Kurd, đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống IS – động thái đã “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Bắc Syria. “Tiếp quản” chỗ trống mà Mỹ để lại, Nga đã lập tức khởi động các cuộc đàm phán với người Kurd và Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đồng minh chính của Moscow -, nhanh chóng đạt được một thỏa thuận cho phép quân đội Syria xâm nhập vào các khu vực do người Kurd kiểm soát, những nơi mà Damascus đã không xuất hiện trong nhiều năm qua để tránh sự tấn công của người Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow cũng đã nhanh chóng triển khai quân đội của mình để làm một vùng đệm nhằm cách ly người Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng của họ ra xa khỏi người Kurd và các nhóm quân của chính phủ Syria. Động thái này mang lại một sự tự đắc trong giới quân đội của Putin: Hãng thông tấn Nga Tass dẫn lời Safar Safarov, một sĩ quan quân đội Nga, khi các đơn vị quân đội cảnh sát của Nga bắt đầu kiểm soát Manbij, nói: “Khi những lá cờ Nga xuất hiện, trận chiến lập tức chấm dứt - cả người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd đều không muốn làm mếch lòng chúng tôi, nên chiến sự chấm dứt là nhờ việc làm của chúng tôi”.
Tuy nhiên, vai trò mới không thể tranh cãi của Nga - quốc gia dẫn đầu - cũng đem lại nhiều rủi ro nghiêm trọng. Thổ Nhĩ Kỳ đã nói rõ rằng họ sẽ không cho phép bất cứ sự hiện diện quân sự nào của người Kurd ở gần biên giới của mình. Tuy nhiên, lực lượng lục quân của Ankara hầu hết là các nhóm nổi dậy của Syria, và đa phần là những tay súng Hồi giáo thánh chiến mà người Kurd lo sợ có thể gây ra một chiến dịch thanh trừng sắc tộc đối với các bộ tộc thiểu số trong khu vực đa sắc tộc này. Thêm vào đó, các lực lượng Chính phủ Syria và các nhóm nổi dậy thân với Ankara cũng có một mục tiêu riêng cần đạt được từ nhau sau tất cả những hành động tàn bạo đã thực hiện trong suốt cuộc nội chiến tàn phá kèo dài 8 năm qua. Moscow có lẽ hiểu được tình huống nguy hiểm mà họ đã bị đẩy vào với vai trò lãnh đạo mới. Điện Kremlin cũng lo ngại những người Nga đã chiến đấu với IS và các nhóm nổi dậy khác có thể quay trở về quê hương khiến khu vực này bất ổn trở lại. Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tấn công vào miền Bắc Syria, Kremlin đã bày tỏ những hoài nghi lớn về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ duy trì được hàng rào giam giữ hàng nghìn tù binh IS và những thành phần thân cận với chúng, vốn đang được người Kurd canh gác.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những mối nguy mà nước cờ Syria đầy rủi ro mà ông Putin đang đối diện, lãnh đạo Nga dường như vẫn tiếp tục giữ lập trường ngăn chặn tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn hiện nay. Nếu có một thỏa thuận nào đó, đó sẽ là thỏa thuận đạt được vào ngày 22/10 này giữa Putin và Erdogan, dưới những điều khoản của riêng họ.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics