Ngân hàng “rộn ràng” chia cổ tức “giấy”: Ai thiệt, ai lợi?
Tham vọng lãi đậm, Techcombank vẫn “nhất quyết” không chia cổ tức | |
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 30%, dự kiến chia cổ tức 30% | |
Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng |
Nhiều ngân hàng dự kiến chia cổ tức ở mức cao hơn năm ngoái cho cổ đông. Ảnh: ST |
Chia cổ tức cao
Mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay đến sớm hơn năm ngoái do nền kinh tế đã được “mở cửa” trở lại. Nhưng theo chỉ đạo mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại không thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022 nhằm tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Đây là năm thứ 2 cổ đông của các ngân hàng chỉ được nhận “cổ tức giấy” theo chỉ đạo của cơ quan quản lý.
Vì thế, nhiều ngân hàng đã chốt phương án và dự kiến đưa ra tỷ lệ chia cổ tức cao, thậm chí là cao hơn nhiều so với năm 2021. Tại ĐHĐCĐ vừa được tổ chức, cổ đông ACB đã thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu. ĐHĐCĐ của VIB cũng đã thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, trong đó ngân hàng sẽ chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Còn theo tài liệu chuẩn bị ĐHĐCĐ, HĐQT của MSB dự kiến trình ĐHĐCĐ kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 15.275 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng từ việc phát hành hơn 458,25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, tương ứng với tỷ lệ chia là 30%. Ngoài ra, ngân hàng này cũng trình cổ đông phê duyệt kế hoạch phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP).
MB cũng sẽ phát hành 755,6 triệu cổ phần để chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu và chào bán riêng lẻ 65 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn thêm hơn 8.206 tỷ đồng. SHB tiếp tục có kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15%. OCB cũng dự kiến đặt mục tiêu duy trì mức cổ tức từ 20-25% cho cổ đông.
Với ngân hàng quốc doanh, trong lần họp sắp tới, Vietcombank sẽ trình phương án tăng vốn điều lệ năm 2022. Đầu năm nay, ngân hàng này đã hoàn thành phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6%. Sau phát hành, vốn điều lệ nâng lên hơn 47.300 tỷ đồng. Trong khi đó, BIDV vừa hoàn thành trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25,7%, nâng vốn điều lệ lên 50.585 tỷ đồng. BIDV có kế hoạch phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới, tương đương 8,5% vốn điều lệ qua chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, nhưng chưa thực hiện.
Hưởng lợi “kép”
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến các ngân hàng ưa thích chia cổ tức bằng cổ phiếu, ngoài việc các ngân hàng hưởng ứng lời kêu gọi của NHNN mà việc này còn giúp các ngân hàng tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh, cũng là điều kiện cần để đảm bảo khả năng cung tín dụng của các ngân hàng. Hiện thu nhập của nhiều ngân hàng phần lớn vẫn đến từ tín dụng. Để duy trì được hệ số an toàn vốn ở mức hiện tại, thì với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2022 ở mức 14%, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng ít nhất khoảng 7-8%.
Hơn nữa, với cổ đông, việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu không phải là chịu thiệt mà còn được hưởng lợi kép bởi cổ phiếu ngân hàng vẫn được mệnh danh là “cổ phiếu vua”. Giới phân tích vẫn rất lạc quan về tăng trưởng của ngành ngân hàng, điều này sẽ tạo thành dư địa tăng trưởng mạnh cho cổ phiếu ngân hàng.
Hiện một loạt ngân hàng đã tiết lộ kế hoạch kinh doanh năm 2022 với nhiều con số tham vọng. VIB dự kiến đạt lợi nhuận kỷ lục 10.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021; MSB dự kiến lợi nhuận năm 2022 đạt 6.800 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 30%; MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với 2021; OCB dự kiến tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25-30%... Trong khi đó, các chuyên gia SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình của các ngân hàng năm 2022 là 21% so với năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng 13% của 96 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI. Trong đó, các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước ước tính tăng trưởng lợi nhuận ở mức 19%, trong khi các ngân hàng TMCP khác có thể đạt mức tăng trưởng tới 22% so với năm 2021 do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn.
Bà Phạm Thùy Dương, Phó Giám đốc Bộ phận Phân tích, Dragon Capital cho biết quỹ ngoại này đang phân bổ đầu tư cho nhóm ngành ngân hàng cao hơn tỷ trọng của nhóm ngân hàng trong rổ chỉ số VN-Index do tự tin vào tiềm năng tăng trưởng của nhóm ngành này. Theo tính toán của một nhà đầu tư, nếu ngân hàng chia cổ tức 25% bằng tiền thì một nhà đầu tư sở hữu 10.000 cổ phiếu (mệnh 10.000 đồng/cổ phiếu) chỉ được nhận 25 triệu đồng, trong khi nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu nhà đầu tư có thêm 2.500 cổ phiếu.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có lợi cho các nhà đầu tư nắm giữ trung và dài hạn, nhưng nhà đầu tư theo dạng “lướt sóng” sẽ không thích điều này bởi rủi ro cổ phiếu bị pha loãng, giá cổ phiếu ngay lập tức bị điều chỉnh giảm. Ngoài ra, với dạng chia cổ phiếu thưởng ESOP thì đa phần được lợi cho số ít nhân sự cấp cao hoặc phải gắn bó lâu năm với ngân hàng.
Tin liên quan
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics