Ngành Hải quan có bước tiến vượt bậc trong cải cách thủ tục
Tổng cục Hải quan với những dấu ấn nổi bật về cải cách thủ tục, hiện đại hóa | |
Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của cải cách thủ tục hải quan |
Ông Juergen Weber, Chủ tịch Tiểu ban Vận tải và Hậu cần thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Giám đốc Công ty TNHH Logwin Air + Ocean Việt Nam. |
Thưa ông, trong thời gian qua, ngành Hải quan đã ứng dụng nhiều chương trình công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ, rút ngắn thời gian thông quan, ông đánh giá thế nào về hiệu quả những chương trình này?
Hiện nay, tất cả thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS ở mức độ rất cao tại 100% đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia.
Việc ngành Hải quan triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 là bước đột phá trong công tác thu nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện nộp thuế, phí và lệ phí mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt và thay vào đó là thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác từ đó giúp giảm thời gian nộp thuế, giảm thời gian thông quan hàng hóa ngay sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Ngoài ra, Cổng thông tin điện tử Hải quan cũng đã cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến khác để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cũng như nâng cao Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.
Thực tế là khi áp dụng tự động hóa trong thủ tục hải quan sẽ giảm bớt giấy tờ và chi phí cho doanh nghiệp; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp đôi khi vẫn còn gặp khó khăn vì hệ thống VNACCS/VCIS, hệ thống đóng thuế và lệ phí 24/7 bị trục trặc, chậm, cũng như các thông tin về chứng nhận xuất xứ bản điện tử đôi khi phía Hải quan Việt Nam vẫn chưa nhận được thông tin kịp thời.
Ông đánh giá thế nào về công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp châu Âu nói riêng?
Các doanh nghiệp châu Âu rất đề cao tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp trong chính sách cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan tạo thuận lợi thương mại hơn của cơ quan Hải quan. Cụ thể có đề ra các chỉ tiêu nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá rủi ro, đảm bảo giảm % tỷ lệ tờ khai luồng đỏ; giảm % tỷ lệ số cuộc kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch tuân thủ pháp luật của người khai hải quan; nâng cao chất lượng đối thoại, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Ngành Hải quan đang thực hiện chuyển đổi số tiến tới Hải quan thông minh, để thực hiện hiệu quả, ông có góp ý gì cho cơ quan hải quan?
Doanh nghiệp rất sẵn sàng và ủng hộ sự quyết tâm triển khai thành công các mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực Hải quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp đề xuất, trong công cuộc chuyển đổi số, cơ quan Hải quan nên chú trọng vào quyền lợi cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo được độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như việc xây dựng hệ thống máy móc cho việc soi chiếu hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa không đồng nhất cần áp dụng biện pháp kiểm tra cho phù hợp, vì áp dụng máy soi chiếu lại là điểm bất lợi cho các doanh nghiệp. Vì vậy, với những trường hợp đặc thù, doanh nghiệp mong muốn cơ quan Hải quan áp dụng mạnh và quyết liệt trong việc áp dụng quản lý rủi ro, nếu doanh nghiệp có độ tuân thủ tốt thì cần có chính sách giảm thiểu việc soi chiếu, kiểm hóa hàng cho doanh nghiệp đó.
Hoạt động của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam hiện nay như thế nào, ông có đề xuất, kiến nghị gì về những chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như của ngành Hải quan để hỗ trợ, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp?
Hiện nay, doanh nghiệp châu Âu chúng tôi đang gặp nhiều thách thức trong bối cảnh suy thoái kinh tế và nhiều biến động như hiện tại. Để cố gắng ổn định và phát triển phạm vi kinh doanh chúng tôi rất cần sự hỗ trợ, hợp tác mạnh mẽ từ cơ quan Hải quan. Nhất là giảm bớt các khó khăn trong thiếu sự rõ ràng về các quy tắc và quy định; khó khăn thủ tục hành chính,... Qua đó, các doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí để có thể đóng góp nhiều lợi ích kinh tế hơn.
Gần đây, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) có Công văn số 244/GSQL-GQ1 ngày 22/2/2023 trả lời Cục Hải quan TPHCM liên quan đến vướng mắc về thủ tục giải phóng hàng sau khi dừng đưa hàng qua khu vực giám sát. Tổng cục Hải quan cho rằng, hiện nay việc dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, quy định Điều 52d Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính và hướng dẫn tại điểm b.3.2 khoản 2 Điều 14 Quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, không có quy định, hướng dẫn đối với việc hàng hoá bị dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá phải lấy mẫu đi phân tích phân loại thì người khai hải quan được giải phóng hàng chờ kết quả phân tích phân loại.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp giữa hải quan và doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất được mã số hàng hoá, vì vậy thời gian thông quan hàng hoá kéo dài. Nên khi có trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan Hải quan về tên hàng, mã số, thì doanh nghiệp có thể thực hiện theo Điều 30 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định về xử lý kết quả kiểm tra hải quan.
Vì luật không có quy định rõ là được đưa mang hàng về bảo quản chờ kết quả phân tích phân loại nên đề xuất cơ quan Hải quan đưa ra hướng xử lý đảm bảo quyền lợi cũng như vẫn đảm bảo việc tuân thủ pháp luật doanh nghiệp.
Quyền lợi ở đây là nếu không cho doanh nghiệp mang hàng về bảo quản chờ kết quả phân tích phân loại thì doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều chi phí lưu container hàng tại cảng. Độ tuân thủ vẫn đảm bảo từ doanh nghiệp khi mang hàng về bảo quản đó là khi có kết quả phân tích phân loại, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc khai sửa theo kết quả phân tích phân loại, đóng bổ sung thuế nếu có phát sinh.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị cơ quan Hải quan cần xem lại nội dung này với mong muốn tạo thuận lợi và hạn chế phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
“Gọi tên” các thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang đối mặt
15:29 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của khối doanh nghiệp trung ương tăng
11:26 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động buôn lậu, hàng giả ở Móng Cái có chiều hướng tăng
11:28 | 08/10/2024 An ninh XNK
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
08:29 | 02/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
14:44 | 28/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số
18:19 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp
07:54 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia
15:18 | 21/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
Biên giới Tây Nam mùa nước nổi: Nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics