Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Công chức Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Đa dạng giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử phát triển
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Sự phát triển đó góp phần giúp các mục tiêu kinh tế số của Chính phủ đạt được những bước tiến xa hơn. Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp Việt gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.
Cùng với đó, người tiêu dùng trong nước cũng được tiếp cận với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú hơn từ thị trường nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, ngành Hải quan đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuyên biên giới.
Cụ thể, cơ quan Hải quan đã đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm hướng dẫn và tư vấn về khai báo hải quan, ưu đãi thuế và hỗ trợ giải quyết thủ tục thông quan. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu.
Các hình thức hỗ trợ từ cơ quan Hải quan giúp tăng tính chính xác và tuân thủ, từ đó doanh nghiệp nắm vững các quy định và quy trình hải quan, góp phần xây dựng quan hệ đối tác và tạo niềm tin giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.
Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, thương mại điện tử hiện vẫn là một mô hình mới tại Việt Nam, mặc dù các hoạt động giao dịch qua sàn giao dịch thương mại điện tử đã có từ lâu và đặc biệt là sau khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra thì hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng sôi động hơn trước.
Cơ quan Hải quan được Chính phủ giao xây dựng Nghị định về quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giao dịch thương mại điện tử và dự thảo Nghị định này đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ từ năm 2023.
“Theo chỉ đạo của Chính phủ, sau khi có hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động mua bán, giao dịch trên sàn thì khi đó Nghị định này sẽ ban hành và chính thức đi vào cuộc sống. Còn trong giai đoạn hiện nay, khi tham gia vào các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, các tổ chức, cá nhân thường mua hàng thông qua các hệ thống giao dịch điện tử, hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện thông qua các công ty chuyển phát nhanh”, ông Đào Duy Tám thông tin.
Theo ông Đào Duy Tám, cơ quan Hải quan luôn tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch này dựa trên nguyên tắc tuân thủ các thông lệ quốc tế, cũng như các Công ước về quản lý đối với hàng hóa vận chuyển, bưu chính chuyển phát nhanh, tuân thủ các tiêu chuẩn miễn thuế tuân thủ theo các quy định về của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng tiếp tục rà soát các chủ trương, chính sách để đảm bảo các quy định của hoạt động thương mại điện tử vừa tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thực hiện mua bán được nhanh chóng vừa bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý tốt
Về thể chế, hiện nay, Việt Nam chưa có quy định riêng đối với hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử. Tùy từng trường hợp, hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử được gửi về Việt Nam được thực hiện thủ tục hải quan theo các loại hình khác nhau.
Chẳng hạn như: hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh thì được thực hiện theo quy định về hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; hàng hóa gửi qua dịch vụ đường biển, đường bộ, đường không thông thường thì thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa thông thường.
Do đó, khi Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý đối với loại hình này.
Trong đó, dự thảo Nghị định tập trung xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý về chính sách thương mại điện tử, chính sách mặt hàng, thanh toán đối với giao dịch thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển đảm bảo sự vận hành thông suốt giữa người mua, sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo được việc quản lý của các cơ quan nhà nước.
Xây dựng một hệ thống để kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên nền Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp như: hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro đối với các đối tượng có tham gia vào hoạt động giao dịch thương mại điện tử.
Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua, một số đối tượng lợi dụng sự thông thoáng về chính sách, sự phát triển của thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ ký gửi hàng hóa, hành lý… để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Để phòng ngừa và kiểm soát tốt tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trên tuyến bưu điện, chuyển phát nhanh, cơ quan Hải quan đã chủ động thu thập thông tin, nắm vững tình hình địa bàn; phối hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành nhằm chủ động, phòng ngừa từ xa, từ sớm. Qua đó đã kịp thời ngăn chặn và phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và chống thất thu ngân sách nhà nước. |
Tin liên quan
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
19:46 | 07/10/2024 Hải quan
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Ủng hộ đơn vị hải quan bị ảnh hưởng của bão số 3
17:11 | 08/10/2024 Hải quan
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nỗ lực tối đa cho dự án trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
09:36 | 08/10/2024 Hải quan
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Hé lộ thiết kế trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
18:31 | 07/10/2024 Hải quan
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Từ 9 đến 11h ngày 9/10: Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
15:59 | 07/10/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 10/2024 (từ ngày 30/9 đến 6/10/2024)
08:33 | 07/10/2024 Multimedia
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
15:27 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
18:32 | 05/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics