Ngư dân vay vốn: "Phải coi là khoản vay đặc biệt quốc gia"
Nghị định 67/2014/NĐ-CP hỗ trợ ngư dân đã thực hiện đến nay đã 10 tháng, nhưng triển khai vẫn chậm. Dư luận cho rằng, ngư dân vẫn ngồi đợi Nghị định và chờ vốn, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Chủ trương hỗ trợ ngư dân rất kịp thời vào thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981, Quốc hội đã quyết chi 16 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu và hỗ trợ lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển. Nhưng đối với ngư dân thì dường như việc thực hiện quá chậm trễ. Báo cáo tiến độ trước Quốc hội, kế hoạch triển khai vốn mới được khoảng 10%. Như vậy là quá chậm trễ, chậm trễ vô lý.
Nhân dân thì khao khát được vay vốn để cải thiện khả năng đánh bắt, khai thác, gắn với bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Các quy định về loại tàu đóng, máy tàu thông số kỹ thuật, số lượng vốn vay, tỷ lệ vốn đối ứng, trình tự thủ tục, nói chung là những hàng rào.
Rồi khả năng tiếp cận của ngư dân đối với các chủ trương như quy định đóng tàu sắt, nhưng ngư dân đâu phải cần tàu sắt, mà tàu sắt chỉ dùng cho các đơn vị tập trung, các công ty, doanh nghiệp hoặc mô hình nào đó có thế mạnh, đủ năng lực. Ngư dân thì từ trước đến nay đâu dùng tàu đó. Bây giờ mình cứ áp đặt, cứ muốn dùng tàu đó thì ngư dân không đóng được mà có đóng được thì chưa chắc đã sử dụng được.
Hơn nữa, mỗi con tàu có lượng vốn khoảng mười mấy tỷ đồng, ngư dân được trả nợ trong vòng 10 năm, thì không thể trả được mỗi năm hơn một tỷ đồng. Hay nếu cho hoán cải, trình tự để được vay vốn thì phải trình hết cấp nọ đến cấp kia, mà ngư dân của ta thì đâu có quen với các thủ tục hành chính nên cũng khó khăn và bế tắc.
Tuy nhiên, không thể trách ngân hàng được, thưa ông, vì họ cũng là một doanh nghiệp?
Đúng vậy, với thực trạng nợ xấu hiện nay thì ngân hàng đâu thể cho vay dù có sự hỗ trợ của Chính phủ về lãi suất. Với đống tiền ấy thì ngân hàng vẫn phải lo với tư cách là một doanh nghiệp để bảo toàn vốn, không làm tăng thêm nợ xấu.
Chúng ta phải thấy rằng, quan điểm và cách hành xử như thế của ngân hàng là hoàn toàn đúng. Điều quan trọng là phải tìm ra cơ chế để ngân hàng thực hiện chính sách này không bị ràng buộc, áp lực, rào cản như các khoản cho vay bình thường mà là một khoản cho vay đặc biệt của quốc gia, một nhiệm vụ hết sức quan trọng gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cho nên cần phải bàn để có cơ chế tháo gỡ vấn đề này.
Về nguyên tắc, nếu chủ tàu không chứng minh được khả năng trả nợ, không thể ép ngân hàng cho vay vốn. Đây được coi là ‘nút thắt” lớn nhất làm cho Nghị định 67 triển khai với tốc độ “rùa”. Theo ông, phải giải quyết vấn đề này ra sao?
Cần phải phân loại. Với những chủ thể có năng lực và những khoản đầu tư lớn thì cần phải tính đến vốn đối ứng. Nhưng với bà con nông dân lâu nay họ nghèo, đang phải đi vay nợ lãi thì lại phải tính. Qua theo dõi thì tôi thấy, ở các vùng biển đang xuất hiện tình trạng cho vay lãi ngày rất nhiều và ngư dân tiếp cận với các khoản vay này nhiều vì chỉ là những khoản vay nhỏ và lãi rất cao, nhưng lại gắn với từng chuyến đi biển.
Thứ nhất, nếu chỉ hoán cải một con tàu vài ba tỷ đồng thì nên có chủ trương cho ngư dân lấy chính con tàu của mình ra làm vật thế chấp. Thứ hai, đối với những người dân nếu bắt người ta có 20% hay 30% vốn đối ứng là không khả thi, ví dụ như 20% của 10 tỷ đồng là 2 tỷ thì không được đâu. Cho nên ở một mức nào đó, Chính phủ nên tính có thể không cần phải có vốn đối ứng. Còn với những khoản vay lớn, các nhà đầu tư lớn thì bắt buộc phải có vốn đối ứng.
Theo ông thì làm thế nào thể thu hút được doanh nghiệp đánh bắt thủy sản, tránh làm ăn manh mún như hiện nay?
Tôi nghĩ, khi các doanh nghiệp tư nhân chưa làm thì doanh nghiệp nhà nước phải làm, đó mới là thể hiện được vai trò chủ đạo của DNNN. Tiếp đó phải tạo ra các cơ chế để doanh nghiệp đầu tư vào đánh bắt thủy sản thì phải có chính sách hỗ trợ như thế nào về vốn, kỹ thuật… Có hấp dẫn, lợi nhuận thì nhà đầu tư mới làm.
Chính sách này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngư dân mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là trong thời điểm Trung Quốc ngày càng “leo thang” ở Biển Đông hiện nay. Theo ông cần phải có những giải pháp đột phá nào?
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã có những quyết sách thay đổi các chính sách đối với ngư dân. Tôi cho rằng là chậm nhưng cũng rất tốt như việc giao cho UBND tỉnh quyết định cho ngư dân đóng tàu gỗ, không bắt buộc phải mua máy mới mà được hoán cải hay mua tàu đã qua sử dụng.
Xin cám ơn ông!
Chiều mai, 5-6, QH sẽ nghe báo cáo về tình hình biển Đông. Việc Nghị định 67 được ban hành với mục đích hỗ trợ ngư dân ra khơi bám biển không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về an ninh quốc phòng. Dư luận đánh giá cao chủ trương kịp thời, đúng đắn của Quốc hội, Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn cần sự nỗ lực vào cuộc của nhiều bộ, ngành để chính sách đi vào cuộc sống. Tại kỳ họp thứ 8 của QH, ĐBQH Lê Nam đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về vấn đề này, ông cho biết ông sẽ giám sát để có tiếng nói kịp thời đến QH, Chính phủ với mong muốn người dân được hưởng lợi từ chủ trương hết sức đúng đắn này. |
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics