Người thầy phải là nghệ nhân truyền đạt tri thức
Thưa GS, đổi mới giáo dục đặt ra nhiều yêu cầu lớn đối với xã hội, nhà trường, học sinh và nhất là đội ngũ giáo viên. Đó là vừa phải tiếp tục giảng dạy, vừa phải tiếp thu những nội dung mới đồng thời tự hoàn thiện kĩ năng, kiến thức của mình. Như vậy có quá nhiều áp lực dồn lên đội ngũ giáo viên hay không?
Công việc chính của một người thầy là phải tự bồi dưỡng kiến thức, học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhất là trong tình hình đổi mới hiện nay. Theo tôi, như vậy không có gì là áp lực. Đó là công việc, là trách nhiệm. Một nhà giáo chân chính hoàn toàn có thể làm được điều này.
Vai trò, trách nhiệm ngày một cao song chế độ đãi ngộ dành cho các thầy cô còn thấp. Các thầy cô giáo đành phải “loay hoay” xoay xở thêm, ảnh hưởng tới thời gian dành cho việc nâng cao tri thức và hình ảnh người thầy trong mắt học trò cũng phần nào giảm sút?
Tôi được biết lương của một giáo viên trung bình chỉ rơi vào khoảng 5 triệu đồng. Đó là với những giáo viên ở khu vực thành phố. Mức thu nhập này còn thấp hơn nữa đối với giáo viên những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Xét trên điều kiện sống, mức độ chi tiêu, nhất là với những người đã có gia đình, con cái thì như vậy sẽ không đủ.
Đây là câu chuyện không mới. Giáo viên cũng như một bộ phận cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đều có mức thu nhập như vậy. Từ thực tế không đủ sống đó, khó tránh khỏi một bộ phận không nhỏ sẽ phải “chân trong chân ngoài”, tức là tìm cách kiếm thêm thu nhập. Ngoài công việc chính, để có thể lo cho gia đình họ phải làm thêm nhiều việc khác như: Buôn bán, kinh doanh, sản xuất…
Với một nhà giáo, những người luôn được xã hội coi trọng với một hình ảnh mẫu mực, họ không thể tùy tiện làm những công việc quá “xô bồ”. Bởi vậy, họ phải tìm cách tăng thu nhập ngay trong công việc, trong khả năng sẵn có của họ. Đó chính là dạy thêm. Theo tôi được biết sau khi hỏi nhiều phụ huynh và giáo viên, nguồn thu từ dạy thêm những môn học chính ở cấp phổ thông hiện nay trung bình vào khoảng 20 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập như vậy đương nhiên sẽ hấp dẫn nhiều người, nhất là khi chịu gánh nặng “cơm áo gạo tiền”. Tôi thấy thông cảm một phần nào đó với thực trạng này.
Hiện nay vẫn còn có những mặt trái, mặt tiêu cực tồn tại trong đội ngũ này. Nhưng tôi cho là ít, cá biệt chứ không phải nhiều. Bên cạnh những “tấm gương mờ” đó thì vẫn còn rất nhiều tấm gương cao cả, tâm huyết với nghề. Phải phát triển đội ngũ này, phải tuyên tuyền để cho các thầy cô giáo noi theo học tập. Phải để thầy cô thấy được việc làm của mình có những tác động lớn như thế nào với xã hội. Những hành động tốt đẹp luôn xứng đáng được tôn vinh.
Vậy người thầy phải làm sao cho chu toàn vai trò trên bục giảng, lại đảm bảo cân đối được cuộc sống gia đình?
Theo tôi, để đảm bảo được cuộc sống cho các thầy, cô giáo, trước hết Đảng và Nhà nước phải quan tâm hơn đến đội ngũ này. Phải tính đến chuyện tăng lương, tăng các chế độ cho họ. Phải coi họ là những đối tượng ưu tiên. Sau đó, chính các nhà trường phải tạo điều kiện tốt nhất để các nhà giáo vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, lại vừa đảm bảo được cuộc sống gia đình. Đó là việc tạo ra các quỹ phúc lợi, các nguồn hỗ trợ khác ngoài lương.
Nhà trường luôn có các khoản thu ngoài để đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho cơ sở vật chất. Hỗ trợ giáo viên cũng phải được ưu tiên hơn từ các khoản này. Tôi nghĩ phụ huynh học sinh sẽ không phản đối đầu tư cho giáo viên, để những người trực tiếp hướng dẫn giảng dạy con em họ có điều kiện tốt nhất, tập trung nhất vào nhiệm vụ của mình.
Cuối cùng, chính người thầy phải biết cân đối, tính toán sao cho không bị áp lực cuộc sống chi phối công việc chính của mình. Hơn hết, dù lương có thấp, cuộc sống có khó khăn vất vả nhưng phải “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Trong bối cảnh hiện nay, phải làm thế nào để nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ giáo viên, thưa GS?
Đội ngũ nhà giáo là đội ngũ trực tiếp đứng lớp, đào tạo ra nhân tài, mầm non tương lai cho đất nước. Đội ngũ này hiện đang ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Để đáp ứng được nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, nhà giáo phải tự tu dưỡng về đạo đức và nhân cách của mình. Đạo đức phải trong sáng, phải có đức độ, phải vì học trò, thế hệ tương lai của đất nước.
Người thầy còn phải có kĩ năng sư phạm giỏi. Tri thức giỏi mà không có kĩ năng sư phạm cũng không dạy được. Thầy cô phải là một nghệ nhân truyền đạt tri thức cho học trò. Phải biết đưa tri thức vào đúng lúc, đúng chỗ, biết khơi gợi trí tưởng tượng của học trò. Đó là nghệ thuật sư phạm.
Quan trọng hơn hết, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thực sự hiểu vai trò của người giáo viên trong tiến trình đổi mới giáo dục. Cần sắp xếp, bố trí công việc hợp lý, không nên đổ dồn trách nhiệm lên vai các thầy cô. Phải tạo được một môi trường giáo dục lý tưởng nhất để người thầy có thể phát huy được tối đa năng lực của mình. Làm sao cho thầy cô cảm thấy tâm huyết của mình được đặt đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm. Dù có vất vả, khó khăn nhưng người thầy vẫn thấy công sức của mình bỏ ra là xứng đáng. Một người thầy có hành trang về đạo đức, tri thức và kĩ năng vững chắc cũng sẽ có chỗ đứng vững chắc cho dù xã hội có chuyển động, có thay đổi ra sao.
Xin cảm ơn GS!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics