Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp “hồi sinh”?
Để không "lỡ nhịp" phục hồi nền kinh tế |
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú |
Nhiều chuyên gia đã đề xuất cần một gói hỗ trợ lớn hơn, thậm chí lấy từ nguồn ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về những đề xuất này?
Ông Phạm Đình Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Tập Đoàn Phú Thái: 3 kế hoạch cần chủ động triển khai Đối với các doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, thiệt hại về nguồn tiền, sụp đổ thương hiệu đã xây dựng lâu năm là vô cùng lớn, do đó, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi nguồn hỗ trợ của nhà nước vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp cần chủ động triển khai 3 kế hoạch. Thứ nhất là việc tái cấu trúc, xem xét lại hiệu quả của từng lĩnh vực, trong đó duy trì và đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng và mạnh dạn cắt bỏ những mảng kinh doanh không hiệu quả. Thứ hai là các doanh nghiệp cần có kiến thức về các hoạt động M&A - mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Thứ ba, các doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với các ngân hàng, tổ chức tài chính và khách hàng, người lao động, là giải pháp tình thế để duy trì dòng tiền. Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà: Hỗ trợ có trọng tâm Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, chính sách tài khoá cần chuyển hướng sang hỗ trợ có trọng tâm để bảo vệ cho các doanh nghiệp dễ bị tổn thương, tạo động lực cơ cấu lại nền kinh tế. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc để tranh thủ xu hướng chuyển dịch đầu tư nước ngoài do đại dịch tạo ra. Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất linh hoạt, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hoãn, giảm và xóa nợ đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ; hạ lãi suất cho vay, đề xuất mức chênh lệch không quá 2,5% giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay… Bên cạnh đó, Chính phủ cần khẩn trương có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm và nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Kích cầu tiêu dùng và đầu tư, thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Hương Dịu (ghi) |
Từ trước đến nay, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn phối hợp rất chặt chẽ, việc hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế như vừa qua đều có sự vào cuộc của cả 2 chính sách này. Chính phủ cũng luôn nhận thức được sự cần thiết trong việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, nên các phiên họp bàn về xây dựng nguồn lực và công tác hỗ trợ nền kinh tế không bao giờ thiếu NHNN và Bộ Tài chính. NHNN cũng rất “tự giác” sử dụng hết mức có thể dư địa nguồn lực trong điều hành chính sách tiền tệ, nếu vượt quá thì chính sách tài khóa phải cùng vào cuộc.
Tuy nhiên, việc xây dựng một gói hỗ trợ lớn hơn, cần “tiền tươi thóc thật”, dùng nguồn lực từ ngân sách hoặc NHNN cho ngân sách vay từ quỹ dự trữ ngoại hối… như một số ý kiến chuyên gia thì phải tính toán, nghiên cứu và cân đối trong ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn để có quyết định hợp lý.
Quay lại với câu chuyện hỗ trợ doanh nghiệp bằng nguồn tín dụng ưu đãi, là cơ quan quản lý của các ngân hàng, xin ông cho biết giải pháp nào để có thể giảm thêm lãi suất cho vay?
Phân tích một cách khách quan, CPI 9 tháng năm 2021 của Việt Nam tăng 1,82%, tuy nhiên rất nhiều tổ chức quốc tế và ngay cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây dự báo khả năng CPI năm nay sẽ tăng khoảng 2,8-3,5%. Quốc hội cũng đưa ra chỉ tiêu dưới 4%. Cứ tạm thời lấy con số là CPI năm nay tăng 3%, lãi suất đầu vào bình quân hiện nay khoảng 5%/năm, thì người gửi tiền mới thực dư được 2%. Lãi suất huy động trong những tháng qua đã giảm 0,5-1,5% so với năm 2020, nên tăng trưởng huy động từ dân cư 9 tháng qua chỉ tăng 4,8%, thấp hơn nhiều so với mức 6% của cùng kỳ năm ngoái, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng là 7,42%.
Điều này cho thấy lãi suất huy động thấp đã khiến người gửi tiền chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác. Nên không thể đặt câu chuyện giảm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất đầu ra được nữa. Người đi vay chỉ thích lãi suất thấp, người gửi tiền lại muốn lãi suất cao nếu không sẽ chuyển tiền sang mua bất động sản, mua vàng, đầu tư lĩnh vực có thể tạo ra sự bất ổn... Trong khi đó, các ngân hàng thương mại chủ yếu đi vay của người dân, của nền kinh tế để hoạt động tín dụng, nên phải đưa ra mức lãi suất phù hợp để duy trì được nguồn tiền đầu vào, đảm bảo lợi ích của người gửi tiền.
Theo tính toán, lãi suất đầu vào trung bình ở mức 5,5%, cộng với biên độ 2-2,5% thì lãi suất cho vay cũng phải ở mức 8%. Hiện nay lãi suất cho vay trung bình cũng chỉ khoảng 7,5-8% - là mức lãi suất rất hài hòa, bởi có những lĩnh vực ưu tiên lãi suất cho vay chỉ 4%/năm, tại các công ty tài chính thì lãi suất lại có thể lên tới 10-12%, nhưng vẫn thấp hơn gấp nhiều lần so với tín dụng đen.
Những phân tích trên cho thấy, dư địa để giảm lãi suất lúc này phụ thuộc vào 2 vấn đề của các ngân hàng thương mại. Một là phải triệt để tiết giảm chi phí để có thêm nguồn lực giảm lãi suất, hai là phải cắt giảm lợi nhuận. Dù vậy, lợi nhuận các ngân hàng hiện công bố là lợi nhuận trước khi cắt giảm các khoản dự phòng rủi ro, lãi dự thu, bởi các ngân hàng muốn tạo thương hiệu, thành tích cao nên nhiều khi chỉ nói con số sơ khai về lợi nhuận; nhưng nếu siết vào lợi nhuận thực sau khi trừ đi các khoản trích lập, dự thu thì con số sẽ không được như thông báo ban đầu. Vừa qua, các ngân hàng đã cắt giảm 27.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, phí hỗ trợ doanh nghiệp cũng đã là con số rất lớn.
Lời giải bằng cách giảm lãi suất đã khó, vậy bài toán hỗ trợ doanh nghiệp có nên tiếp tục từ việc cân đối nguồn vốn và hạ chuẩn cho vay?
Đi buôn phải có vốn. Với các doanh nghiệp trên thế giới, cần 10 đồng để đi buôn thì trong túi họ phải có 7 đồng, đi vay 3 đồng. Nhưng đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam là chỉ có 1 đồng, 9 đồng đi vay, dẫn đến tình trạng làm không đủ tiền trả lãi vay, nhất là lĩnh vực kinh doanh sản xuất, hàng hóa trong bối cảnh khó khăn về dịch bệnh.
Nói câu chuyện như trên để thấy, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam như “đi trên dây”. Nếu cứ mở bung tín dụng, doanh nghiệp cần bao nhiêu cấp bấy nhiều có thể không thu được nợ, ai sẽ chịu trách nhiệm trả lãi cho người gửi tiền, dẫn đến mất thanh khoản, rối loạn nền kinh tế ngay lập tức. Ngược lại, nếu cứ “đóng cửa”, chặt chẽ thì doanh nghiệp “chết”. Nên thành thật mà nói, các ngân hàng cũng rất khó khăn, phải giải quyết đồng thời câu chuyện tiền huy động về không được để yên một chỗ, nhưng cho vay không cẩn thận có thể sai phạm, chủ quan có thể đi tù, không chỉ là vấn đề mất vốn.
Do vậy, việc hạ chuẩn tín dụng cần một bài toán tổng thể, có thể cần sự điều hành cao hơn NHNN là vai trò của Chính phủ. Các gói hỗ trợ sẽ phải đặt ra vấn đề hỗ trợ đối tượng nào, lĩnh vực nào, địa phương nào… để trúng và đúng. Hiện có rất nhiều quan điểm về đối tượng hỗ trợ, như cần hỗ trợ doanh nghiệp khỏe để phục hồi, tạo an sinh xã hội… nhưng lại có quan điểm doanh nghiệp sắp “chết” mà không cấp cứu, không “hà hơi, tiếp sức” thì sẽ ra sao… Tất cả vấn đề này đều được Chính phủ rất quan tâm và có trách nhiệm, nhiều khi họp đến tận nửa đêm để bàn bạc, nhất là khi quy mô nền kinh tế hiện rất lớn, dân số lên tới 100 triệu dân nên không đơn giản.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
16:43 | 11/09/2024 Hải quan
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
16:52 | 11/09/2024 Hải quan
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió công suất lớn nhất đầu tư tại Cụm cảng Quốc tế Long An
15:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
14:31 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Vĩnh Hoàn được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics