Nguy cơ đứt gãy sản xuất, chuỗi cung ứng nông, lâm, thuỷ sản rất lớn
Nguồn cung nông sản xuất khẩu giảm mạnh, lập tức kiến nghị Thủ tướng | |
“Chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp” | |
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng hơn 30%, thu về 22,8 tỷ USD |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến |
Đạt được kết quả xuất khẩu tương đối khả quan trong 7 tháng đầu năm, song với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thứ trưởng nhận định như thế nào về các khó khăn trong sản xuất, cung ứng nông sản, thủy sản thời gian tới?
Bộ NN&PTNT đã nhận diện một số khó khăn chính trong sản xuất, cung ứng nông sản, thủy sản từ nay đến cuối năm.
Đó là, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa do giãn cách ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và thu hoạch, công suất tại các nhà máy chế biến thủy sản giảm còn 50%. Bên cạnh đó, lưu thông, phân phối hàng hóa vẫn khó khăn.
Ngoài ra, vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất sẽ hạn chế về nguồn cung và giá vẫn cao. Người dân và doanh nghiệp thiếu vốn để tái đầu tư sản xuất dẫn đến việc thiếu sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Xin Thứ trưởng cho biết, trong bối cảnh hiện tại, liệu mục tiêu xuất khẩu trong năm nay liệu có bị ảnh hưởng và Bộ NN&PTNT chuẩn bị những kịch bản điều hành như thế nào trong thời gian tới?
7 tháng qua, ngành đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, đặc biệt tại các tỉnh/thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngành nông nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là trong tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp duy trì sản xuất, xuất khẩu.
Nếu không triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ thì dự kiến 6 tháng cuối năm 2021 nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu sẽ giảm mạnh.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2021 của ngành nói chung và mục tiêu về xuất khẩu nói riêng, Bộ NN&PTNT xác định về sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 tại từng tỉnh, thành phố; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp những điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.
Tại nhiều địa phương, sản xuất nông, lâm, thủy sản tốt, sản lượng cao nhưng khi thực hiện giãn cách, thậm chí áp dụng giới nghiêm sau 18h khiến nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu hoạch. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Bên cạnh đó, về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, Bộ sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà máy duy trì sản xuất; tăng cường năng lực chế biến, liên kết hình thành vùng sản xuất tập trung từ nguyên liệu - chế biến - thị trường; nâng cao năng lực chế biến, xác nhận xuất xứ và nguồn gốc sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông sản chính ngạch sang các thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc...
Ngoài ra, liên quan tới đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Bộ sẽ tập trung phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistics, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu trọng điểm...
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Chính phủ một loạt giải pháp gỡ khó cho sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản. Trong số các giải pháp đề ra, vắc xin có phải là câu chuyện mấu chốt nhất không, thưa Thứ trưởng?
Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Chính phủ 4 giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản. Trong đó có thể nói giải pháp tiêm vắc xin cho công nhân được xem là trọng tâm hiện nay.
Theo đánh giá của Tổ công tác phía Nam, sau các buổi làm việc trực tiếp với người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, cũng như các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tại 19 tỉnh, thành phố vùng Nam Bộ, vấn đề lớn hiện nay là sản xuất nông, lâm, thủy sản tốt, sản lượng cao nhưng khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách, thậm chí áp dụng giới nghiêm sau 18h khiến nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và thu hoạch.
Công suất tại các nhà máy chế biến thủy sản, cơ sở giết mổ giảm còn 50% do thiếu nguyên liêu liệu và lao động phục vụ sản xuất.
Các nhà máy chế biến, cơ sở giết mổ gặp khó khăn lớn khi duy trì sản xuất "3 tại chỗ”, do chi phí quá lớn trong đảm bảo an toàn dịch bệnh nên phải dừng hoạt động. Phần lớn công nhân lao động chưa được tiêm vắc xin (60 – 70%), khi có ca nhiễm phải đóng cửa, tổn thất rất lớn. Nếu việc này không được giải quyết sẽ dẫn đến thiếu sản phẩm sơ chế, chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trước dịch diễn biến phức tạp cả ở các tỉnh phía Bắc như hiện nay, nguy cơ đứt gãy sản xuất nông nghiệp, chuỗi cung ứng nông, lâm, thuỷ sản là rất lớn.
Bộ NN&PTNT xác định cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, hoạt động các cảng cá, tàu đánh bắt hải sản,… vừa đáp ứng điều kiện phòng, chống dịch, vừa không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, ảnh hưởng sinh kế của hàng nghìn hộ nông dân tại mỗi địa phương, cũng như đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội của cả nước và đảm bảo nguồn cung phục vụ xuất khẩu kể cả trước mắt và lâu dài.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước đạt khoảng 24,7 tỷ USD, tăng 42,8%; xuất siêu khoảng 3,9 tỷ USD. Trong đó, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm… |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics