Nguy cơ kinh tế toàn cầu phân mảnh ngày càng hiện hữu
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu "vẫn vững" trong năm 2024 Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 |
Sự phát triển nhanh chóng của AI đang thúc đẩy cạnh tranh thay vì hợp tác giữa các nước. |
Chuyên gia Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, cảnh báo sự phân mảnh kinh tế có thể tác động sâu rộng đến thương mại, chẳng hạn như thu hẹp dòng chảy vốn tới các nước Nam bán cầu và làm suy yếu hoạt động cung cấp hàng hóa công.
Hiện có 5 yếu tố chính đang thúc đẩy xu hướng phân mảnh này. Thứ nhất, rủi ro địa chính trị gia tăng. Yếu tố này gây ra sự ngờ vực và làm giảm sự sẵn sàng hợp tác của các quốc gia quan trọng về mặt hệ thống. Thứ hai, các quốc gia chủ chốt ngày càng mở rộng các chính sách về an ninh, tăng cường hành động để đảm bảo khả năng tiếp cận đầu vào, cơ sở hạ tầng và công nghệ. Động cơ an ninh này đang thúc đẩy quá trình phi toàn cầu hóa. Thứ ba, sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Hỗ trợ công và tư cho các nền kinh tế đang phát triển đã bị sụp đổ vào thời điểm nhiều người đang phải vật lộn với hệ lụy của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu. Dòng vốn tài chính ròng chảy tới các nước đang phát triển đã chuyển từ dương sang âm trong năm 2023 và xu hướng này thậm chí còn tồi tệ hơn trong năm 2024. Điều này phần nào giải thích cho việc nhiều nước Nam bán cầu miễn cưỡng hoặc từ chối ủng hộ phương Tây trong các vấn đề chính trị quan trọng.
Thứ tư, sự phân mảnh cũng phản ánh mức độ leo thang nhanh chóng của rủi ro khí hậu và thiên tai. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia có nguy cơ mất ổn định trong vài năm tới. Nhiều quốc gia đang cạnh tranh để giành quyền thống trị trong lĩnh vực công nghệ xanh, thay vì hợp tác cùng nhau để đẩy nhanh tiến độ.
Thứ năm, sự tăng trưởng theo cấp số nhân của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy cạnh tranh quốc gia, thay vì cần thiết phải có sự hợp tác toàn cầu. Bất chấp những xu hướng này, hệ thống kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều nguồn lực làm tiền đề cho sự phục hồi. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp những rủi ro phía trước, bởi điều này sẽ dẫn đến loạt cú sốc và khủng hoảng.
Theo trang Project Syndicate, an ninh quốc gia phải là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, các biện pháp nhằm củng cố nền kinh tế nên được kết hợp với nỗ lực cải thiện mối quan hệ với các đối thủ và đầu tư vào hàng hóa công toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo thế giới cần tối đa hóa vai trò của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và các cơ quan đa phương khác, từ đó nâng cao hiệu quả các nhóm công tác và thể chế hỗ trợ quản trị tập thể, tập trung vào quản lý rủi ro trí AI, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống kinh tế toàn cầu.
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics