Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
Khó khăn tiếp tục bủa vây, doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm hướng đi Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 10 thế giới Rào cản bủa vây TikTok |
Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể yếu kéo dài. |
Cụ thể bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,2% trong năm nay và 3,3% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% từ đầu thế kỷ cho đến khi xảy ra đại dịch Covid-19. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng trung hạn của IMF tiếp tục ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi trước một loạt cú sốc, không rơi vào suy thoái kinh tế như một số người dự đoán, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, phân tích mới nhất của IMF cho thấy các giai đoạn trì trệ kéo dài 4 năm hoặc lâu hơn có xu hướng đẩy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các quốc gia lên gần 20% - cao hơn đáng kể so với mức tăng khoảng cách do suy thoái kinh tế toàn diện.
Trong thời kỳ trì trệ, quá trình tạo việc làm chậm và tăng trưởng tiền lương sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu và giảm thu nhập của người lao động. Điều này có xu hướng làm gia tăng khoảng cách giữa những người ở tốp trên và những người ở tốp dưới trong thang thu nhập. Nói cách khác, càng bị mắc kẹt trong một môi trường tăng trưởng thấp thì thế giới sẽ càng trở nên bất bình đẳng hơn. Đây cũng là lý do mà nước chủ nhà Brazil đã đưa nội dung chống lại tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào chương trình nghị sự.
Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng thế giới vẫn có thể thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp, bất bình đẳng gia tăng, đồng thời nỗ lực giảm nghèo đói khi tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau.
Trước hết, thế giới cần giải quyết vấn đề cơ bản là tăng trưởng chậm. Hầu hết sự suy giảm tăng trưởng trong những thập niên gần đây là do năng suất sụt giảm do lực lượng lao động giảm. Các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính có thể khiến những nguồn lực được luân chuyển hiệu quả hơn từ đó thúc đẩy năng suất. Trong khi đó, việc đưa nhiều người hơn vào lực lượng lao động, chẳng hạn như phụ nữ, có thể chống lại lực cản tăng trưởng do dân số già hóa.
Bên cạnh đó, các chính phủ phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng chính sách tài chính hỗ trợ những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Thách thức là nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với áp lực tài chính nghiêm trọng. Ở các nước đang phát triển, chi phí trả nợ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu thuế vào thời điểm họ phải giải quyết danh sách nhu cầu chi tiêu đang phình to, từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng đến chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của IMF, có nhiều cơ hội để các nước đang phát triển tăng thêm doanh thu thông qua cải cách thuế, lên tới 9% GDP. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thực hiện một cách tiếp cận tiến bộ, có nghĩa là đảm bảo những người có đủ khả năng đóng thuế nhiều hơn sẽ đóng góp phần công bằng của họ.
Ngoài ra, thế giới cần một mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu vững chắc cho những quốc gia cần hỗ trợ. Có như vậy kinh tế thế giới mới có thể phát triển ổn định.
Tin liên quan
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics