Nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai vào đúng lúc mùa dịch bệnh khác
Vẫn còn nguy cơ các ca mắc Covid-19 nhập cảnh song không đáng lo | |
Dù khó có làn sóng thứ 2 của dịch song người dân cần hết sức cảnh giác, không được chủ quan |
Khi mọi người vẫn còn rất ý thức về virus SARS-CoV-2 thì các dịch bệnh lây nhiễm khác cũng đang phát triển, lan rộng. |
Giới chức y tế toàn thế giới đang theo dõi mức độ gia tăng tỷ lệ lây nhiễm trong một làn sóng bùng phát thứ hai khi một số quốc gia bắt đầu hết thời gian giãn cách. Tại Đức, giới chức y tế cho biết chỉ số lây nhiễm, mà mỗi ca nhiễm có thể lây cho người khác một lần nữa, lại cao hơn 1, phản ánh sự gia tăng mới trong các ca nhiễm bệnh. Con số này cần phải ở mức dưới 1 để kiềm chế sự bùng phát dịch bệnh. Trong khi đó, Nga tiếp tục ghi nhận ngày 10/5 có mức tăng số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày.
Trên khắp châu Âu, nhiều quốc gia đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa. Pháp, quốc gia ghi nhận số lượng ca nhiễm tương tự như Đức nhưng có tỉ lệ tử vong cao hơn rất nhiều (hơn 26.300 ca), đã cho phép đối tượng học sinh cấp thấp hơn quay lại trường học sau hai tháng nghỉ. Tuy nhiên, việc đến lớp là không bắt buộc. Tại Italy, các chủ khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, chủ các khu nghỉ dưỡng ven biển và nhiều người khác vốn phụ thuộc rất lớn vào kỳ nghỉ Hè đang nóng lòng muốn biết khi nào người dân có thể du lịch khắp đất nước. Trong khi đó, người dân tại một số khu vực ở Tây Ban Nha đã được tận hưởng những ghế ngồi hạn chế tại các quán bar, nhà hàng và một số khu vực công cộng khác từ ngày 11/5, dù Madrid và Barcelona, hai thành phố lớn nhất đất nước, vẫn bị phong tỏa.
Tại châu Á, Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng hai con số lần đầu tiên trong vòng 10 ngày. Đáng chú ý là riêng tại thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, nơi vốn là tâm dịch ở Trung Quốc, đã ghi nhận 5 ca mới. Trong khi đó, thành phố Thư Lan ở tỉnh Cát Lâm đã phải ban bố phong tỏa sau khi ghi nhận 11 ca nhiễm trong nước liên quan đến một nhân viên giặt là. Tại nước láng giềng Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 34 ca nhiễm mới liên quan đến các hộp đêm, khiến những thành tích khó khăn lắm mới giành được của đất nước này chống lại Covid-19 bị đe dọa. Đây là lần đầu tiên trong khoảng một tháng qua những ca nhiễm mới trong ngày của Hàn Quốc vượt lên hơn 30 ca.
Trong khi thế giới vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn được SARS-CoV-2, “mùa dịch bệnh” ở nhiều nơi đã bắt đầu quay trở lại.
Tại Indonesia, trong năm nay đã có khoảng 40.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 16% so với năm ngoái. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi hầu hết các bệnh viện tại đây đều đang phải ưu tiên các bệnh nhân Covid-19, khiến những bệnh nhân khác không được điều trị.
Châu Mỹ Latinh còn tồi tệ hơn khi chứng kiến số lượng ca mắc sốt xuất huyết cao kỷ lục trong năm 2019, và năm 2020 cũng đang trên đà tồi tệ như vậy. Các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn cũng được ghi nhận tại Singapore, Philippines, Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và Nepal.
Trong khi đó, Cộng hòa Dân chủ Congo đang oằn mình kiềm chế một đợt bùng phát dịch Ebola mới, vốn xuất hiện từ năm 2018. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận hàng loạt ca nhiễm mới tại đây trong tháng 4. Tính đến ngày 5/5, đã có hơn 3.500 ca được xác định hoặc có khả năng nhiễm Ebola trong khu vực.
Các nhân viên y tế cũng đang phải chạy đua để tìm ra loại vaccine chống bệnh sốt vàng da tại Ethiopia, nơi mà dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 4 người hồi cuối tháng Tư vừa qua. Trong khi đó, Mexico và Burindu đang đối mặt với các đợt bùng phát dịch sởi lớn, còn Saudi Arabia thì tiếp tục chiến đấu với Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS)…
Tin liên quan
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
10:07 | 19/09/2024 Xe - Công nghệ
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform