Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022
Khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, NSTW sẽ hỗ trợ cho NSĐP nếu việc sử dụng dự toán NSĐP vượt quá khả năng. Ảnh: Trà Hương |
Phân bổ chi thường xuyên phải phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2022
Theo đó, với 3 Chương gồm 7 Điều, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 nêu rõ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022, như: Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước; tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan trung ương; tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nghị quyết nêu rõ, việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN phải góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn, khó khăn, biên giới hải đảo.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN phải phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm giai đoạn 2022-2024, kế hoạch tài chính quốc gia 05 năm giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại NSNN, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và BHXH theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Việc phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 cũng phải đảm bảo nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả NSNN; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc tăng cường tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi NSNN. Tiêu chí phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát; bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch; từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các Bộ, cơ quan trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp; Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ.
Một số nguyên tắc, tiêu chí riêng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nghị quyết 01 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quy định, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc, tiêu chí khác.
Theo đó, tiêu chí dân số là tiêu chí chính chia theo bốn vùng; kết hợp các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế và đặc thù từng địa phương. Trong đó, nguyên tắc phân vùng dân số được chia thành: vùng đặc biệt khó khăn; vùng khó khăn; vùng đô thị; vùng khác còn lại.
Bên cạnh đó, định mức phân bổ của ngân sách địa phương được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1,490 triệu đồng/tháng, hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách được Nhà nước ban hành, có hiệu lực đến thời điển Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết này.
Từ năm ngân sách 2022, việc ban hành và thực hiện chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương sau khi đã sử dụng các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định mà chưa cân đối đủ nguồn lực để thực hiện.
Trường hợp địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc sự cố nghiêm trọng, địa phương phải chủ động sử dụng dự toán ngân sách địa phương, bao gồm cả dự phòng, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định để khắc phục; trường hợp vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ cho ngân sách địa phương.
Trường hợp dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước (không bao gồm chi đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) và dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tính theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức năm 2022 thấp hơn dự toán năm 2021 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao trong phạm vi quy định sẽ được hỗ trợ để không thấp hơn.
Đối với số hỗ trợ cân đối chi ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được chủ động bố trí cơ cấu chi ngân sách địa phương năm 2022 theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung nguồn lực tăng cho đầu tư phát triển.
Tin liên quan
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform