Nhận diện 8 nhóm vấn đề khó khăn doanh nghiệp đang phải đối mặt
Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong phạm vi, quyền hạn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang nghiên cứu ban hành nhiều giải pháp chủ động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt, huy động mọi nguồn lực để thực hiện phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh và duy trì sản xuất ở những nơi an toàn và đảm bảo an dân. Nhờ đó, kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm vẫn đạt nhiều kết quả tích cực.
Cũng theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ to lớn cho Chính phủ, các bộ ngành, địa phương. Chúng ta cần có các biện pháp chống dịch quyết liệt, kịp thời và hiệu quả để trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và ổn định đời sống của nhân dân. Đồng thời, chúng ta cần giữ vững và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nỗ lực cao nhất để không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thông qua các kênh trao đổi thông tin trực tiếp và gián tiếp với cộng đồng DN, chúng tôi đã nhận diện có 8 nhóm vấn đề khó khăn mà DN đang phải đối diện hiện nay. Thứ nhất, tổng cầu giảm mạnh khiến cho các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm. Trung bình nhu cầu trong các ngành giảm từ 40-50%, nặng nề nhất là ngành hàng không, vận chuyển hành khách, du lịch, nhà hàng, khách sạn nhu cầu bị giảm đến 70-80%.
Tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn hàng hóa tại một số cảng biển quan trọng như Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải thời gian qua đã phản ánh bản chất do tình trạng đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh chứ không phải tắc nghẽn do hạ tầng hay do điều hành giao thông. Nhu cầu giảm, DN giảm sản lượng, quy mô sản xuất, do đó nguyên liệu nhập về chưa thể đưa vào sản xuất nên tạm dùng kho cảng làm kho của DN.
Các DN cho biết điều kiện của một số chính sách còn khá chặt chẽ, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế. Ảnh: H. Dịu. |
Thứ hai, doanh thu giảm mạnh trên diện rộng. Trong đó, ngành du lịch không phát sinh doanh thu; các nhà hàng, khách sạn bị tê liệt đặc biệt từ tháng 4 năm 2021 trở lại đây, doanh thu ngành hàng không sụt giảm trung bình 61% so với năm 2019, đợt dịch cao điểm đầu năm 2021 giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020.
Thứ ba, dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến DN rất khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như: các khoản chi phí cho người lao động (trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn). Ngoài ra, các DN vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng trong khi phải tạm ngưng hoạt động.
Do thiếu hụt dòng tiền nên hầu hết các DN khó có thể xoay xở trả lãi các khoản vay ngân hàng đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới.
Thứ tư, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào, làm đội chi phí giá thành sản xuất. Tình trạng thiếu nghiêm trọng container rỗng, giá thuê container tăng 5-10 lần, chi phí vận chuyển logistics tăng từ 2-4 lần, có thời điểm lên đến 5 lần so với trước khi có dịch.
Nhiều khoản chi phí mới phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch như: chi phí xét nghiệm; chi đầu tư trang thiết bị để đáp ứng các điều kiện về kiểm soát an toàn dịch bệnh tại DN.
Thứ năm, chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ. Nhiều DN sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, nếu đợt dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng.
Thứ sáu, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, kể cả lưu thông trong nước, giữa một số tỉnh, thành phố do áp dụng các chính sách phòng, chống dịch bệnh chưa hợp lý. Hậu quả là các DN bị chậm tiến độ giao hàng/nhập hàng, chi phí lưu kho, lưu bãi tăng, cước vận chuyển tăng, tình hình sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ.
Thứ bảy, khó khăn về lao động và chuyên gia: Để cầm cự trước dịch bệnh nhiều DN phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các DN khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử… Các DN đặc biệt là các DN FDI gặp nhiều khó khăn với vấn đề nhập cảnh và giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài.
Thứ tám, khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các DN cho biết điều kiện của một số chính sách còn khá chặt chẽ, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, điểm đáng lưu ý trong các kiến nghị các DN đều nhấn mạnh đến vấn đề đơn giản hóa các thủ tục, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong thực thi triển khai các quy định, chính sách phòng, chống dịch trên toàn quốc; tính công minh và thái độ phục vụ sát cánh cùng DN của đội ngũ cán bộ cấp thực thi. Đây là điều DN mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền hơn là các hỗ trợ bằng tiền.
Tin liên quan
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
16:03 | 12/09/2024 Hải quan
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
11:14 | 12/09/2024 Hải quan
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics