Nhiệm kỳ thành công, năng động nhất từ trước đến nay
Nhận định của ông về những thành tựu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã đạt được?
Năm 2020, điều được cả nước và quốc tế ghi nhận là Chính phủ đã xử lý rất thành công, ngăn chặn đại dịch Covid-19, giúp giữ vững sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vĩ mô. Vì thế, nhìn lại thành tựu trong 5 năm qua, chúng ta đều nhận thấy Chính phủ đã có những quyết sách, chiến lược để đẩy mạnh công cuộc hội nhập của Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới. Chúng ta đã, đang và sẽ ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều thị trường trọng điểm toàn cầu, trong đó có nhiều Hiệp định quan trọng như: CPTPP, EVFTA, RCEP... Đây là bước tiến quan trọng để góp phần vào công cuộc đa dạng hóa thị trường, thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy việc sửa đổi nhiều văn bản pháp luật theo hướng tinh gọn, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hơn nữa, Chính phủ cũng đã tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử, từng bước phát triển kinh tế số, vận dụng kinh tế số một cách có hiệu quả hơn. Đây đều là những thành tựu nổi bật hơn so với nhiệm kỳ trước, giúp nhiệm kỳ 2016-2020 của Chính phủ là nhiệm kỳ thành công nhất, năng động và có nhiều kết quả nổi bật nhất. Vì thế, tôi mong muốn Chính phủ nhiệm kỳ tiếp theo sẽ có sự kế thừa và phát huy tốt những thành tựu đã đạt được này.
Ông cho biết dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ này trong việc cải thiện môi trường kinh doanh?
Nhờ những hành động của Chính phủ nêu trên, Việt Nam đang có nhiều ưu thế trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh đầy thu hút với các doanh nghiệp tư nhân và nguồn vốn FDI. Cụ thể như nền kinh tế vĩ mô ổn định, điều kiện địa lý có nhiều điểm thuận lợi, môi trường kinh doanh thông thoáng, nguồn nhân lực dồi dào… Theo đó, môi trường kinh doanh đã được tháo gỡ hàng loạt điểm nghẽn, bãi bỏ số lượng lớn giấy phép con, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, pháp lý minh bạch, rõ ràng hơn… Chính phủ cũng đã thành lập các tổ công tác về những vấn đề trọng điểm để đi làm việc với các bộ, địa phương nhằm giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Điều này cho thấy, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những điểm sáng của nhiệm kỳ. Doanh nghiệp đã được tự do kinh doanh hơn, cơ hội kinh doanh mở ra, chi phí kinh doanh thấp hơn, rủi ro kinh doanh giảm đi, điều này giúp người dân và doanh nghiệp tự tin hơn khi bỏ vốn, mở rộng đầu tư. Minh chứng là hàng loạt dự án án đầu tư tư nhân, dự án FDI có quy mô lớn được triển khai và đã mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế nói chung.
Bên cạnh kết quả đạt được, theo ông, đâu là những vấn đề mà Chính phủ nhiệm kỳ tới cần phải khắc phục?
Trong 5 năm qua, cả nước đang phải đối mặt với biến đối khí hậu, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn… Nên đây là vấn đề Chính phủ nhiệm kỳ tới cần phải tìm phương thức giải quyết hiệu quả. Hơn nữa, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng ta hiện có nhân lực trẻ nhưng chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp. Kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội hiện đang tụt hậu khá nhiều so với khu vực, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, hạ tầng đường bộ chưa đồng bộ, chi phí cho giao thông đường bộ nói riêng và chi phí logistics nói chung còn cao…
Hơn nữa, Việt Nam mới chỉ có 9 doanh nghiệp/1.000 dân, còn thua xa so với nhiều quốc gia khác, nên Chính phủ cần tiếp tục tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là về vốn, đất đai. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục cải cách bộ máy quản lý, chuyển đổi số, giảm bớt các thủ tục phiền hà hơn nữa. Vì thế, Chính phủ nhiệm kỳ tiếp theo cần những giải pháp mang tính lâu dài, đặt ra một chiến lược phát triển mới cho phù hợp với cục diện thế giới mới.
Xin cảm ơn ông!
TS. Nguyễn Đình Cung: Kế thừa và phát triển cải cách thể chế Xét về mặt kết quả kinh tế - xã hội, 5 năm qua nổi bật hơn so với nhiệm kỳ trước, thể hiện chiều hướng phục hồi mạnh mẽ, quay trở lại đà tăng trưởng tốc độ cao như khoảng 15 năm trước. Nhiệm kỳ này hoàn toàn không có các chủ trương, giải pháp như mở rộng kích cầu, tăng tài khóa, tăng đầu tư công, khai thác thêm tài nguyên để tăng trưởng. Các giải pháp được nằm trước hết ở cải cách, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tư nhân… Nhờ đó, sau năm 2016 tăng trưởng hơi thấp, tăng trưởng trong 3 năm tiếp theo liên tục theo chiều hướng đi lên. Cải thiện môi trường kinh doanh là một điểm sáng của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, 5 năm qua, nhiều luật ban hành, nhưng không có một đạo luật nào đặt ra hình mẫu, dấu ấn, một sự thay đổi để cho nhiệm kỳ sau bước lên và tạo ra một cải cách tốt hơn. Ví dụ như ở nhiệm kỳ trước, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có một bước tiến là doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những gì mà luật không cấm, nên đưa ra một danh mục là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Còn nhiệm kỳ này, 2 luật này chỉ chủ yếu được sửa đổi và bổ sung thêm. Vì vậy, nhiệm kỳ sau, chúng ta vẫn phải tiếp tục tiếp tục kế thừa và phát triển những cải cách thể chế. Nếu làm tốt thì tôi tin chắc chắn rằng, chúng ta có thể đạt tăng trưởng 8-9% mỗi năm là chuyện bình thường, không phải loanh quanh 5-6% như hiện nay. Minh Chi (ghi)
|
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
Hé lộ Range Rover Velar mới
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform