Nhiều bất cập khiến thẩm quyền của cơ quan Hải quan chưa được như kỳ vọng
Liên quan đến những vướng mắc, bất cập đối với lực lượng Hải quan, nhất là lực lượng Kiểm soát hải quan trong thực hiên thẩm quyền chống buôn lậu, ông có thể phân tích, làm rõ hơn về khó khăn này?
Những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện thẩm quyền điều tra hình sự, đến xử lý vi phạm hành chính đã được Báo Hải quan đề cập khá cơ bản, toàn diện trong những bài viết vừa qua.
Ở đây, tôi xin phân tích, làm rõ và nhấn mạnh thêm một số vấn đề nổi cộm khiến việc thực hiện thẩm quyền của cơ quan Hải quan chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, thậm chí có trường hợp bế tắc.
Ví dụ, để thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan điều tra, cơ quan Hải quan có quyền triệu tập, hỏi cung bị can; triệu tập, lấy lời khai của đối tượng liên quan… Nhưng thực tế, nhiều trường hợp lực lượng Kiểm soát hải quan có giấy triệu tập đến 2-3 lần nhưng cá nhân liên quan vẫn cố tình không đến làm việc. Trong khi nếu là cơ quan điều tra của ngành Công an, các đối tượng gần như không thể thoái thác.
Theo tôi, tình trạng các đối tượng liên quan không đến làm việc với cơ quan Hải quan là hiện nay chưa có quy định cụ thể để hỗ trợ cơ quan Hải thực hiện được thẩm quyền này (thẩm quyền triệu tập đối tượng liên quan đến làm việc-PV), như không được tạm giữ hình sự đối tượng nghi vấn và cơ quan Hải quan cũng không có nhà tạm giữ, trong khi thời gian tạm giữ hành chính ngắn chưa đảm bảo hiệu quả... Vì vậy, đối tượng buôn lậu bất hợp tác, trốn tránh hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan…
Đây là vấn đề thường gặp trong hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan.
Với nhiều vụ việc có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đã rõ, nhưng khi làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan này có yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ hơn, nhưng như đề cập ở trên, do đối tượng liên quan bất hợp tác vì thế việc thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung gần như bế tắc.
Mặt khác, khi tiến hành phối hợp với một số cơ quan, tổ chức để mở rộng điều tra, cơ quan Hải quan cũng chỉ nhận được sự hợp tác cầm chừng, thậm chí tránh né, vì quan điểm, suy nghĩ về vai trò điều tra của lực lượng Hải quan dừng ở mức độ nhất định.
Đơn cử như lĩnh vực ngân hàng, cơ quan Hải quan rất cần điều tra về tài khoản, giao dịch của đối tượng nghi vấn, nhưng nhiều trường hợp thiếu thiện chí, thậm chí đề nghị cơ quan Hải quan phải có quyết định khởi tố (vụ án) mới phối hợp cung cấp tài liệu…
Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Khánh Quang: Quy định về thẩm quyền của lực lượng chống buôn lậu và công tác phối hợp về địa bàn như hiện nay khiến cho hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Hải quan Việt Nam khó phát huy được tối đa hiệu lực, hiệu quả. Nhận xét này được các tổ chức quốc tế đưa ra dựa trên sự so sánh về thẩm quyền giữa Hải quan Việt Nam và hải quan các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển. |
Như ông đề cập ở trên, ngoài bất cập về quy định pháp luật, lực lượng Hải quan còn gặp nhiều vướng mắc trong công tác phối hợp, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
Mục tiêu của công tác phối hợp là góp phần thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao của các lực lượng. Nhưng thực tế nhiều trường hợp không như vậy.
Trong thực hiện công tác phối hợp ở cửa khẩu, biên giới có tình trạng hiểu không đúng, làm sai chức năng, nhiệm vụ theo hướng đẩy công việc của đơn vị mình bao trùm hết, lấn sân sang hoạt động của ngành khác. Cụ thể ở đây là lấn sang nhiệm vụ của lực lượng Hải quan.
Điển hình như ở biên giới, cửa khẩu đường bộ, 2 lực lượng chủ công là Bộ đội Biên phòng và Hải quan. 2 lực lượng đã có quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rất rõ.
Nhưng vài năm gần đây, lực lượng Biên phòng luôn muốn được phối hợp với cơ quan Hải quan trong thực hiện thủ tục với hàng hóa XNK (kiểm tra, kiểm soát, giám sát hàng hóa). Điều này không đúng quy định. Vì pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế đều quy định cơ quan Hải quan là lực lượng duy nhất thực hiện nhiệm vụ này. Bởi, để thực hiện thủ tục với hàng XNK phải đồng thời nắm vững, thực hiện tốt quy định của nhiều văn bản pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan.
Theo tôi, ở đây, có thể đang có sự hiểu sai lệch về quy định trong Luật Hải quan. Đó là, Luật Hải quan chỉ quy định, với những khu vực đường mòn, lối mở ở biên giới cơ quan Hải quan chưa bố trí được lực lượng sẽ giao cho Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu.
Tôi xin nhấn mạnh là chỉ giao nhiệm vụ chống buôn lậu, không giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục đối với hàng hóa XNK.
Một vụ pháo lậu bị Hải quan Hà Giang vừa bắt giữ . Ảnh: HQHG. |
Để khắc phục vướng mắc, bất cập nêu trên cần có giải pháp căn cơ nào?
Việc xử lý các vướng mắc, bất cập nêu trên là hết sức cần thiết để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa đang diễn biến hết sức phức tạp trong những năm gần đây với rất nhiều chiêu thức, thủ đoạn tinh vi.
Để xử lý căn cơ, theo tôi, trước tiên, cơ quan Hải quan phải tự nhận diện được vấn đề, từ đó kịp thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất rất tích cực. Ngoài việc phản ánh đến lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đang có vướng mắc, chồng chéo, chúng ta phải kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng pháp luật để có được sự đánh giá, phân tích khách quan, đa chiều để có thể sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Bên cạnh đó, hoạt động nghiệp vụ trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của lực lượng Hải quan phải tiếp tục được nâng cao, phải sắc sảo, hiệu quả hơn nữa, thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và vai trò chủ công của cơ quan Hải quan trên mặt trận này…
Xin cảm ơn ông!
Luật Hải quan 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2014 quy định nhiệm vụ cơ quan Hải quan như sau: Điều 11. Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ các quy định trên có thể thấy rõ việc làm thủ tục với hàng hóa XNK, phương tiện XNC là nhiệm vụ của lực lượng Hải quan. Pháp lệnh Biên phòng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng: Điều 5: Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới Quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủ trì phối hợp các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu. …. Điều 9 Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ trực tiếp và phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang nhân dân, các ngành chức năng của Nhà nước đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý, văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển theo quy định của pháp luật. |
Tin liên quan
Cơ quan Hải quan giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
10:01 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan Lào Cai kỳ vọng vượt thu ngân sách
11:00 | 11/08/2024 Hải quan
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới
21:25 | 24/04/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
14:26 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái đề nghị tăng thời gian đóng mở cửa khẩu, thông quan hàng hóa
10:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
09:41 | 20/09/2024 Hải quan
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
09:03 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
08:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
20:31 | 19/09/2024 Hải quan
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
19:31 | 19/09/2024 Hải quan
Kết quả tích cực sau 2 năm hỗ trợ doanh nghiệp tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan
17:31 | 19/09/2024 Hải quan
Kiến nghị đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát tại cửa khẩu Buprăng và Đăk Peur
15:11 | 19/09/2024 Hải quan
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
10:04 | 19/09/2024 Hải quan
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
09:58 | 19/09/2024 Hải quan
Hải quan Thái Nguyên quyên góp, hỗ trợ 10 hộ gia đình bị ảnh hưởng do bão số 3
09:12 | 18/09/2024 Hải quan
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform