Nhiều ý kiến xung quanh việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm
Sáng 2/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 15.
Tại phiên họp này (diễn ra từ ngày 2-4/10), Ủy ban sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2019, Báo cáo về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2018...
Đáng chú ý, Ủy ban sẽ tổ chức Phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.
Trong phiên làm việc đầu tiên, Ủy ban đã cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Trình bày các nội dung lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, đến thời điểm này, dự án Bộ luật đã cơ bản thống nhất về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Sửa Luật Lao động: Doanh nghiệp mong được “bình đẳng” với người lao động |
Theo đó, dự án Bộ luật mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng với nhóm lao động không có quan hệ lao động về một số tiêu chuẩn, điều kiện lao động phù hợp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và an sinh xã hội đối với người không có quan hệ lao động tại các quy định về đối tượng áp dụng (khoản 1, Điều 2), giải thích thuật ngữ “người lao động không có quan hệ lao động” (khoản 6 Điều 3), bổ sung chính sách và quản lý nhà nước về “thúc đẩy việc áp dụng các quy định của Bộ luật này đối với người lao động không có quan hệ lao động” (khoản 3 Điều 4 và khoản 4 Điều 212), hiệu lực của Bộ luật (khoản 3, Điều 219).
Liên quan đến việc mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cho biết, mặc dù kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 và Phiên họp thứ 37 không tán thành với đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa, nhưng Chính phủ vẫn mong muốn phương án của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tiếp tục được trình Quốc hội thảo luận, quyết định.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất hai phương án để xin ý kiến Quốc hội.
Phương án 1 quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng nâng thời gian làm thêm giờ theo tháng, ghi rõ là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ như quy định trong dự thảo để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ.
Phương án 2 nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ trong một năm theo đề xuất của Chính phủ.
Phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, đồng thời Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động, bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.
Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến tán thành việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ mỗi năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành).
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, hiện nay khoa học kỹ thuật, công nghệ cao được áp dụng vào sản xuất, giúp giảm sức lao động thì người lao động càng có điều kiện làm thêm giờ.
Theo đại biểu, nếu lao động nặng nhọc, độc hại thì giờ làm thêm có thể ít. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe, nhu cầu của người lao động.
Tuy nhiên, những lĩnh vực lao động không nặng nhọc, độc hại mà tuổi nghỉ hưu tăng thì việc tăng giờ làm thêm là phù hợp.
"Tôi thấy người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cũng từ làm thêm. Việc tăng giờ làm thêm không chỉ là nguyện vọng của chủ sử dụng lao động mà còn là nhu cầu của người lao động bởi họ cần tăng thu nhập," đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nêu quan điểm, hiện nay cán bộ, công chức, viên chức làm việc 40 giờ/tuần. Trong khi đó, người lao động thông thường làm việc 48 giờ/tuần. Đây là sự không công bằng.
Toàn khai mạc phiên họp lần thứ 15. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Đại biểu cho rằng, điều kiện để tăng giờ làm thêm từ 300 lên 400 cần có sự thương thảo để giảm giờ lao động chính thức của người lao động xuống 44 giờ hoặc 40 giờ giống công chức, viên chức. Việc tăng giờ làm thêm chỉ trong tình huống nhất định và chỉ có một số đối tượng nhất định.
Ngoài ra, vấn đề này nếu đưa vào Luật phải kèm theo các điều khoản để bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương xứng đáng với việc làm thêm giờ cho người lao động.
Đại biểu Bùi Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cần quy định cụ thể trong luật để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa khu vực hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp.
Đối với vấn đề tăng giờ làm thêm, đại biểu Bùi Văn Cường đề nghị trước mắt giữ nguyên 300 giờ làm việc, đồng thời tính toán phương án trả lương lũy tiến để người sử dụng lao động cân nhắc khi đề nghị tăng giờ làm thêm.
Một số đại biểu đề nghị quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành.
Ý kiến này nhận định, giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng nâng cao, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc phải giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.
Về tuổi nghỉ hưu, một số thành viên Ủy ban đồng tình với lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu nhưng lưu ý đây là vấn đề phức tạp; do đó cần làm tốt công tác truyền thông để người lao động hiểu rõ về quyền và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm lao động.
Trong phiên làm việc sáng, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và đề xuất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ
16:25 | 26/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý
20:06 | 21/08/2024 Tài chính
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics