Số giờ làm việc, giờ làm thêm của người lao động, bao nhiêu là phù hợp?
Thưa ông, hiện đại diện của một số hiệp hội doanh nghiệp đã có ý kiến đồng ý với phương án nâng mức làm thêm giờ lên 400 giờ/năm đối với những trường hợp đặc biệt, tuy nhiên lại không đồng ý với phương án để mức trần làm thêm giờ là 40 giờ/tháng vì điều này còn phụ thuộc vào đơn hàng cũng như kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Câu chuyện làm thêm giờ từ lâu đã luôn có những ý kiến khác nhau. Một số doanh nghiệp mong muốn có số giờ làm thêm nhiều hơn nhưng ở một số nước lại có sự khống chế. Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang làm theo đơn đặt hàng xuất khẩu, có sự yêu cầu về mặt thời gian nên sẽ có những khoảng thời gian là điểm “căng” trong sản xuất, buộc những doanh nghiệp này phải tổ chức làm thêm giờ cho đạt tiến độ. Có nhiều ý kiến cho rằng tại sao doanh nghiệp không tuyển dụng thêm lao động để đạt được tiến độ sản xuất mà phải tổ chức làm thêm giờ, nhưng khi doanh nghiệp làm gia công, làm theo đơn đặt hàng thì doanh nghiệp rất khó chủ động được và bản thân doanh nghiệp khi tổ chức làm thêm giờ cũng phải có sự bù đắp lại cho người lao động.
Theo tôi, trong dự thảo luật lần này quy định tối đa là 400 giờ/năm (đối với những trường hợp đặc biệt) là đã tính đến sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp. Việc tăng số giờ làm thêm lên 400 giờ/năm với điều kiện là có nhu cầu kinh doanh chính đáng như các ngành nghề phục vụ xuất khẩu, phục vụ đơn hàng… và được sự đồng ý của người lao động đối với công việc làm thêm giờ.
Về quy định mức trần làm thêm giờ theo tháng hiện nay theo tôi thấy đang tồn tại một vấn đề là sẽ có những tháng doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm giờ nhiều vì đúng vào thời điểm “căng” trong sản xuất mức trần 40 giờ/tháng là không đủ, nhưng có những tháng doanh nghiệp lại không có nhu cầu tổ chức làm thêm giờ thì mức trần này lại thừa, điều này đang tồn tại với các doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ, thâm dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản… Chính vì vậy, theo tôi mức trần này nên để linh hoạt, bỏ quy định theo tháng để các doanh nghiệp tự sắp xếp tùy theo điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
Liên quan đến cách tính tiền làm thêm giờ, hiện đang có ý kiến tính theo lương lũy tiến. Điều này liệu có phù hợp và nằm trong sự chi trả của doanh nghiệp không, thưa ông?
Về nguyên tắc thì điều này đúng nhưng hiện nay phải nhìn vào quy định của chúng ta là nếu làm thêm giờ vào ngày thường thì trả 150%, nếu làm vào ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật) là 200% và ngày lễ, Tết là 300% chưa kể tiền lương như vậy vào những ngày lễ, Tết nếu làm thêm giờ người lao động sẽ được trả lên đến 400%. Đây đã là một mức chi trả khá cao cho người lao động của doanh nghiệp, nếu như còn thực hiện trả theo lũy tiến nữa thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều.
Bản chất của làm thêm giờ là bù đắp năng suất lao động chưa cân bằng, nếu vừa tăng làm thêm giờ vừa tăng lũy tiến về tiền lương tức chi phí lao động, thì tất cả các chi phí vào đều tăng. Đồng thời, nếu trả tiền lương làm thêm giờ quá cao sẽ khiến bản thân người lao động vì muốn có thu nhập tốt hơn sẽ làm thêm giờ nhiều hơn, trái với mục đích bảo vệ sức khỏe của người lao động.
Vì vậy, việc trả theo lũy tiến sẽ cần cân nhắc rất kĩ. Đối với những doanh nghiệp lớn hiện nay, với máy móc, công nghệ hiện đại thì các doanh nghiệp này sẽ ít phải tổ chức làm thêm giờ và bản thân các doanh nghiệp cũng cố hạn chế làm thêm giờ bởi làm thêm giờ sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên rất nhiều. Thế nên việc tính tiền làm thêm lũy tiến phần lớn sẽ tác động đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa – những doanh nghiệp còn đang rất dễ “đổ vỡ”.
Vậy theo ông cần làm gì để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động trong cách tính tiền lương làm thêm giờ?
Đây chính là một vấn đề khó và đang đặt ra sức ép cho ban soạn thảo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) khi phải nhìn từ hai phía, một mặt vừa phải bảo vệ quyền lợi cho người lao động, mặt khác lại phải bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp để làm sao doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Quan điểm của tôi là nếu đã mở thời gian làm thêm giờ ra tối đa 400 giờ/năm với những trường hợp đặc biệt thì nên giữ nguyên cách tính tiền làm thêm giờ như hiện nay là đã tương đối phù hợp.
Một vấn đề nữa cũng đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp quan tâm đó là đề xuất giảm thời giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, giữ nguyên số giờ làm việc tiêu chuẩn như hiện nay là 48 giờ/tuần. Theo ông đề xuất này liệu có phù hợp?
Bộ luật Lao động hiện hành quy định thời giờ làm việc tối đa không quá 48 giờ/tuần và khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Với các nước có năng suất lao động cao thì việc giảm giờ làm là tất yếu nhưng đối với những nước có năng suất lao động thấp như Việt Nam, đứng cuối bảng Đông Nam Á, cùng với công nghệ còn lạc hậu thì việc vừa khống chế giờ làm thêm, vừa khống chế giờ làm việc tối đa trong tuần doanh nghiệp sẽ sống và tồn tại thế nào? Trong bối cảnh nền kinh tế mở, doanh nghiệp phải chịu quá nhiều áp lực cạnh tranh, người lao động năng suất thấp, công nghệ lạc hậu thì cuối cùng chỉ có bóp lại doanh nghiệp, đẩy doanh nghiệp đi vào con đường dần dần thu hẹp sản xuất.
Nhìn ra các nước cùng trong khu vực chúng ta phải đặt ra câu hỏi tại sao họ lại không khống chế giờ làm trong tuần. Nếu chúng ta giảm giờ làm từ 48 giờ xuống còn 44 hay 40 giờ thì hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nguồn vốn dồi dào và công nghệ tân tiến sẽ vẫn tiếp tục có khả năng tồn tại còn các doanh nghiệp nội thì sẽ càng ngày càng thu hẹp lại. Do vậy, theo tôi vẫn nên để nguyên ở mức 48 giờ/tuần như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp “khát” lao động khi đơn hàng khởi sắc
08:49 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường lao động 6 tháng đầu năm: Thêm hơn 196 nghìn người cho lực lượng lao động
08:27 | 05/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nestlé Việt Nam được vinh danh "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" năm thứ 5 liên tiếp
09:23 | 28/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
11:16 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform