Nỗ lực khôi phục nền kinh tế một cách mạnh mẽ
Hậu Covid-19, Việt Nam sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội. Ảnh: ST |
Những thông điệp mạnh mẽ
Theo người đứng đầu Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm ngay sau khi dịch Covid-19 cơ bản đã được đẩy lùi là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng với tinh thần phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục tổ chức cuộc họp và làm việc với các DN, địa phương, vùng kinh tế trọng điểm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, nhiều cơ chế chính sách “giảm đau” cho nền kinh tế, hỗ trợ, phục hồi nền kinh tế đã được ban hành như Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 68 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025...
Thực hiện chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến cuối tháng 5, hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224 nghìn khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767.607 tỷ đồng cho gần 200 nghìn khách hàng. Đồng thời, theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế, ngành Thuế đã tiếp nhận, thẩm định gần 127 nghìn giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất của DN, cá nhân và trên 14.600 hồ sơ đề nghị hỗ trợ của hộ kinh doanh... |
Đặc biệt, Chính phủ đã khẩn trương xây dựng các kịch bản vực dậy nền kinh tế trong năm 2020 và những năm tiếp theo cũng như nghiên cứu, xem xét khả năng điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế của năm 2020. Các động lực chính cho tăng trưởng 2020 cũng đã được người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, theo đó, 5 mũi giáp công liên tục được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh gồm: đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân trong nước; thu hút đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư công; khuyến khích tiêu dùng nội địa. Đáng chú ý, Chính phủ đã phát đi những thông điệp mạnh mẽ cho 5 mũi giáp công này. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu phải giải ngân 100% vốn đầu tư công của năm 2020; kỷ luật người đứng đầu tổ chức nếu giải ngân vốn đầu tư công không đạt kết quả... Ngay sau khi nới lỏng cách li, các dự án, công trình đang được chủ đầu tư, nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nhờ đó, giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng, đặc biệt là tháng 5 đã chuyển biến tích cực với tỷ lệ giải ngân 5 tháng đạt 26% kế hoạch.
Đặc biệt, để Việt Nam đón được nhiều “đại bàng” hậu Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt về thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được gần 14 tỷ USD, tuy giảm 17% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây lại là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh FDI trên thế giới đang có xu hướng giảm do Covid-19.
Một tín hiệu vui khác là với chủ trương hỗ trợ khởi nghiệp, tạo thuận lợi trong đăng ký kinh doanh, DN thành lập mới đã tăng cao sau lệnh giãn cách. Trong tháng 5/2020, cả nước có 10.700 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 112,7 nghìn tỷ đồng, tăng 36% về số DN và tăng 20,1% về vốn đăng ký. Cùng với đó, tình hình XK cũng cải thiện hơn. Mặc dù tính chung 5 tháng, kim ngạch XK hàng hóa giảm 1,7%, nhưng riêng tháng 5 ước tính đạt 18,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với đà giảm rất sâu của tháng 4. Việc đẩy mạnh thị trường nội địa cũng giúp hoạt động thương mại, dịch vụ tăng mạnh trở lại.
Cần cải thiện quy trình ra quyết định
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc Việt Nam kiểm soát, ngăn chặn dịch ngay từ đầu đã tạo nền tảng động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tái khởi động khôi phục nền kinh tế một cách nhanh hơn so với các quốc gia khác. “Trong tình hình mới khi hội nhập kinh tế quốc tế còn rất nhiều hạn chế, Việt Nam đã phát huy nội lực rất lớn để khôi phục nền kinh tế. Cách ly xã hội đã làm gián đoạn phát triển kinh tế vì vậy những gì đạt được trong phát triển kinh tế sau khi lệnh cách ly được gỡ bỏ là rất đáng ghi nhận”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Một điểm nhấn trong nền kinh tế hiện nay là vấn đề khôi phục thị trường nội địa đã được phát động, điển hình là ngành du lịch, hàng không. Chính sách kích cầu từ ngành du lịch được bung ra với Chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam”. Nhờ đó, du khách đã đông đúc trở lại tại các trung tâm du lịch lớn. Các hãng hàng không, ngành du lịch bị thiệt nặng nề do Covid-19 đã trở lại hoạt động tương đối nhộn nhịp. |
Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, hiện nay khi dịch Covid-19 vẫn để lại những hậu quả khá nặng nề cho kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam và còn nhiều yếu tố bất định chưa chắc chắn thì những gì đạt được trong bối cảnh hiện tại rất đáng khích lệ, cả về phía công tác điều hành cũng như dưới góc độ DN và cả người dân. Trong đó, nổi bật nhất trong thời gian qua chính là tinh thần của DN, doanh nhân của Việt Nam rất mãnh liệt. “Sự cố gắng của các DN trong thời gian vừa qua cho thấy các DN tìm mọi cách để trụ vững trong đại dịch, điều đó rất thần kỳ, rất đáng trân trọng. Bằng mọi cách họ duy trì hoạt động bằng thế mạnh của họ nhưng cũng có những DN sẵn sàng chuyển đổi sang các sản phẩm mới tìm kiếm những khách hàng mới, và chấp nhận những cấp độ rủi ro khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình”, TS. Lê Duy Bình nói.
Tuy ghi nhận kết quả tích cực trong phục hồi nền kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, kết quả này chỉ là bước đầu, phía trước còn rất nhiều thách thức, cùng với đó là việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho DN, người dân theo đánh giá là vẫn còn chậm. “Độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam rất lớn, trong khi đó, nhiều dự đoán cho rằng phải mất 12 tháng mới kiểm soát được dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Thách thức phía trước còn rất lớn, trong khi đó nội tại nền kinh tế còn khá nhiều bất ổn, như năng lực cạnh tranh còn yếu, môi trường kinh doanh còn nhiều điểm nghẽn, hàng ngàn DN và hàng triệu hộ kinh doanh và người dân đang vô cùng khó khăn,... để khắc phục được phải mất cả một quá trình. Những thách thức này nếu các giải pháp hỗ trợ thực hiện không kịp thời thì sẽ gây ra hệ lụy rất lớn. Vì thế điều hành của Chính phủ phải quyết liệt, khẩn trương hơn. Một số chính sách đưa ra trong thời gian qua triển khai khá chậm”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Để sản xuất kinh doanh và nền kinh tế sớm phục hồi và khỏe lại thực sự chứ không phải là “thoát chết”, TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kiến nghị, ngoài những hỗ trợ bằng tiền, việc cải thiện quy trình ra quyết định là một yêu cầu rất bức thiết nhằm nhanh chóng khắc phục sự chồng chéo, tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn, thúc đẩy cải cách, đổi mới.
Liên quan tới điểm nghẽn trong phát triển kinh tế hậu Covid-19, mới đây Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiếp tục nhấn mạnh những điểm nghẽn về chất lượng thể chế, điểm nghẽn về hạ tầng số, kỹ năng và năng suất lao động. Đây là những điểm nghẽn mà Việt Nam cần quan tâm tháo gỡ trong thời gian tới để phục hồi nền kinh tế nhanh hơn.
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics