Nỗ lực sớm triển khai chính thức Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN
Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Sỹ Hoàng. |
Đề nghị ông cho biết những thông tin tổng quát và kết quả nổi bật về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam?
Chương trình doanh nghiệp ưu tiên được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 2011, thực hiện chính thức từ năm 2014.
Hơn 10 năm triển khai, với những bước phát triển theo lộ trình, chương trình đã cho thấy nhiều mặt tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế và đặc biệt là một chương trình mà cộng đồng doanh nghiệp luôn mong muốn được tham gia.
- Đến tháng 5/2024, có 75 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Trong đó có 24 doanh nghiệp Việt Nam, 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, 15 doanh nghiệp Nhật Bản, còn lại là doanh nghiệp Hoa Kỳ, Đan Mạch, Trung Quốc…; - Các doanh nghiệp ưu tiên chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. |
Đây cũng là một bước tiến quan trọng để Việt Nam có cơ sở tiến tới việc đàm phán, ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước.
Chương trình doanh nghiệp ưu tiên đã mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, có thể kể đến như: rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; giảm thiểu chi phí phát sinh khi làm thủ tục hải quan; nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường…
Ông có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc của Hải quan Việt Nam trong quá trình triển khai Chương trình doanh nghiệp ưu tiên?
Từ khi triển khai, Hải quan Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự ủng hộ, đồng thuận từ cộng đồng doanh nghiệp. Điều này đã góp phần cho sự phát triển của Chương trình doanh nghiệp ưu tiên.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý về doanh nghiệp ưu tiên vẫn tồn tại một số hạn chế, gây khó khăn trong thực tiễn. Ngoài ra, quy định về các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên của Việt Nam chưa hoàn toàn tương đồng với khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), trở thành một rào cản khi Việt Nam đàm phán, ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên.
Thứ hai, sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp đến Chương trình chưa thực sự cao. Phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng trên 95% tổng số lượng doanh nghiệp), không thể đáp ứng điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu để được áp dụng chế độ ưu tiên.
Theo định hướng mở rộng đối tượng tham gia Chương trình doanh nghiệp ưu tiên, Hải quan Việt Nam đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định pháp luật để doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có cơ hội tiếp cận và tham gia.
Thứ ba, chưa nhận được sự quan tâm, phối hợp cần thiết từ các bộ, ngành. Để có thể quản lý chặt chẽ doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan Hải quan thường xuyên xin ý kiến đánh giá của các bộ, ngành có liên quan, tuy nhiên một số trường hợp mức độ phối hợp của các bộ, ngành là chưa cao.
Ngoài ra, Hải quan Việt Nam mong muốn mở rộng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp, không chỉ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như ưu tiên về chính sách thuế, kiểm tra chuyên ngành… để có thể đạt được điều này, rất cần sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan.
Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 là về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên. Ông có thể cho biết thêm về nội dung này?
Hải quan Việt Nam và tất cả các nước ASEAN đã hoàn tất việc ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN vào tháng 9/2023.
Hiện nay, các nước thành viên ASEAN đang triển khai các bước thẩm định, thí điểm theo lộ trình của Thỏa thuận và dự kiến triển khai chính thức vào tháng 4/2025.
Thưa ông, ngoài việc ký kết thỏa thuận lẫn nhau với các nước ASEAN, Hải quan Việt Nam đang thúc đẩy việc ký thỏa thuận công nhận doanh nghiệp ưu tiên với những quốc gia nào khác?
Ngoài việc ký kết thỏa thuận lẫn nhau với các nước ASEAN, Hải quan Việt Nam đang thúc đẩy việc ký thỏa thuận công nhận doanh nghiệp ưu tiên với một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc…
Ngoài ra, cũng có rất nhiều cơ quan Hải quan các nước đang đặt vấn đề về việc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam như Saudi Arabia, Ấn Độ, Nga…
Ông có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi ký kết và thực hiện thỏa thuận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với cơ quan Hải quan các nước?
Như đề cập ở trên, Hải quan nhiều nước trên thế giới đang rất quan tâm và thúc đẩy việc ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam. Điều này khẳng định uy tín, thương hiệu của Hải quan Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, Hải quan Việt Nam xác định việc ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên phải dựa trên phương châm đôi bên cùng có lợi (phải đảm bảo lợi ích tương đồng của các bên tham gia).
Do vậy, trước khi ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước, Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng những tác động tích cực, tiêu cực để đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam nói riêng và thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam còn một số điểm chưa tương đồng với khuyến nghị của khung SAFE của WCO. Điều này cũng gây cản trở tới lộ trình ký kết và triển khai các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên.
Tổng cục Hải quan đã và đang tham mưu xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư sửa đổi Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, trong đó có những nội dung sửa đổi liên quan đến doanh nghiệp ưu tiên để phù hợp với khuyến nghị của WCO.
Như ông đề cập ở trên, Tổng cục Hải quan đang xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật mới, trong đó có những nội dung sửa đổi liên quan đến Chương trình doanh nghiệp ưu tiên, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về nội dung này?
Theo đánh giá chung khi triển khai Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN, có một số tiêu chí theo khuyến nghị tại khung SAFE của WCO chưa được pháp luật Việt Nam quy định, bao gồm: An ninh đối tác thương mại, quản lý khủng hoảng và khắc phục sự cố và đo lường, phân tích, cải tiến.
Do vậy, nội dung sửa đổi về doanh nghiệp ưu tiên sắp tới sẽ tập trung vào việc bổ sung các quy định pháp luật tương ứng với các tiêu chí kể trên để tạo thuận lợi cho việc ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với các nước trên thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
19:46 | 07/10/2024 Hải quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
19:31 | 07/10/2024 Thông báo
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Từ 9 đến 11h ngày 9/10: Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
15:59 | 07/10/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 10/2024 (từ ngày 30/9 đến 6/10/2024)
08:33 | 07/10/2024 Multimedia
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
15:27 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
06:46 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
18:32 | 05/10/2024 Hải quan
Thu ngân sách tháng 9 của ngành Hải quan tiếp tục đà giảm
14:05 | 04/10/2024 Hải quan
Vì sao Hải quan Lạng Sơn vượt thu ngân sách?
13:16 | 04/10/2024 Hải quan
Phấn đấu khởi công xây dựng trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành sớm hơn kế hoạch
09:44 | 04/10/2024 Hải quan
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
19:47 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
19:41 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái thu ngân sách đạt 1.756 tỷ đồng
15:42 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3
15:00 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế toàn diện
13:10 | 03/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics