Nới lỏng chính sách tiền tệ: Không nên!
Rủi ro tiềm ẩn
Vào đầu năm 2018, một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới là Moody’s đã ra cảnh báo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên cẩn trọng với các chính sách nới lỏng tiền tệ bởi nguy cơ ảnh hưởng tới nền kinh tế và ngành ngân hàng, nhất là khi Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng “nóng”. Còn theo báo cáo đánh giá mới nhất của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn yếu về cấu trúc, nhiều khoản nợ xấu chưa được báo cáo nên chất lượng tài sản thực tế có thể thấp hơn so với báo cáo; ngoài ra, hệ thống vẫn còn điểm yếu nên vốn mỏng và lợi nhuận thấp. Vì thế, cơ quan này cho rằng, tăng trưởng tín dụng nhanh có thể tạo ra rủi ro cho sự ổn định tài chính trong trung hạn.
Năm 2018, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16-17%, thấp hơn mức 18-19% của năm 2017 và 2016. Theo nhận định của các chuyên gia, chính sách tiền tệ đã được điều hành hợp lý, với thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, lạm phát được kiểm soát, giúp neo vững kỳ vọng lạm phát, củng cố niềm tin của nền kinh tế và giới đầu tư vào đồng Việt Nam, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho DN.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, NHNN đang tập trung vào các mục tiêu cuối cùng đó là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý; định hướng tăng trưởng tín dụng được thực hiện có điều chỉnh với tình hình thực tế, phối hợp để kiểm soát tốc độ tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng. Vì thế, trong 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng trên 5%, tương đối đồng đều để đảm bảo cho thanh khoản của hệ thống luôn luôn được ổn định và giữ vững, mặt bằng lãi suất ổn định.
Đặc biệt, “điểm cộng” của chính sách tiền tệ gần đây là đã thoát khỏi tư duy “chỉ tiêu pháp lệnh”, chuyển sang “chỉ tiêu định hướng”, để không bắt buộc NHNN phải bơm tiền ra nhằm đạt bằng được các chỉ tiêu như chỉ tiêu tín dụng, lãi suất, góp phần cho tăng trưởng kinh tế. Chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc cho rằng, với chính sách giữ ổn định kinh tế hơn tăng trưởng kinh tế, NHNN đã giảm bớt áp lực phải thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng như trước, giúp kiểm soát được những rủi ro tiềm ẩn, lãi suất cho vay tuy vẫn ở mức độ tương đối nhưng là mức độ chấp nhận được với DN.
Thận trọng hơn nới lỏng
Nền kinh tế từ nay tới cuối năm và trong những năm tiếp theo được dự đoán còn nhiều biến động, nhất là đối với ngành tài chính – ngân hàng. Do đó, chính sách điều hành hợp lý sẽ giúp nền kinh tế tránh được những cú sốc từ thị trường, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong quý I, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng (M2) đạt 3,23% so với cuối năm 2017, phần tăng thêm này tương đương 264 nghìn tỷ đồng. Trong suốt năm 2017, tốc độ tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán M2 qua từng tháng phần lớn có xu hướng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng, điều này cho thấy sự thận trọng của NHNN trong việc điều hành cung tiền dù lạm phát trong năm 2017 vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, diễn biến trong 3 tháng đầu năm 2018 đã cho thấy sự đảo chiều khi tốc độ tăng trưởng M2 đã cao hơn so với tăng trưởng tín dụng (mức chênh lệch đạt 1%). Nguyên nhân do mặt bằng lãi suất liên ngân hàng được duy trì ở mức thấp và sự tăng trưởng mạnh mẽ của dự trữ ngoại hối (hiện đạt khoảng 57 tỷ USD). Vì thế, các chuyên gia BVSC nhận định, năm 2018, NHNN vẫn sẽ ưu tiên chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng, nhưng sẽ thận trọng hơn trong các quý tiếp theo khi rủi ro lạm phát vẫn đang là ẩn số khó lường
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc cho rằng, mọi người đều đã nhận thức rõ rằng tăng trưởng tiền tệ chỉ là một phần của tăng trưởng kinh tế nói chung, nên tốc độ tăng trưởng tín dụng dù đặt ở mức 16-17% nhưng sẽ thận trọng hơn, ưu tiên vào chất lượng tăng trưởng. Đây cũng là chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ từ đầu năm tới nay, cho cả hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, chính sách tiền tệ đang phải “gánh trên vai” một phần vai trò của chính sách tài khóa về kiểm soát lạm phát. Nên các chuyên gia đều khuyến cáo, chính sách tiền tệ hiện nay không nên nới lỏng mà phải có sự thận trọng để hỗ trợ tăng trưởng. Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Đại học Fullbright, nới lỏng chính sách tiền tệ là gánh nặng của NHNN và ngành ngân hàng. Bởi quý I/2017 chỉ tăng trưởng trên 5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra nên không gian cho chính sách tài khóa không còn nhiều, gánh nặng đặt lên chính sách tiền tệ rất lớn. Sang quý I/2018, tăng trưởng tốt hơn với sức cầu tốt, XK tốt, sản xuất khả quan; nên vấn đề cần chú ý là tăng trưởng chuyển từ tốt sang quá nóng, đặc biệt là thị trường tài sản. Vị chuyên gia này nhấn mạnh, định hướng chính sách tiền tệ phải là hỗ trợ tăng trưởng, không phải nới lỏng; cần lộ trình tái lập chính sách theo xu hướng thị trường.
Có thể thấy, chính sách tiền tệ luôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, phản ánh được sự ổn định hay biến động của nền kinh tế. Vì vậy, một chính sách thận trọng được đặt ra với sự linh hoạt theo thị trường, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, sẽ giúp hệ thống ngân hàng có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn, chủ động trước những rủi ro của nền kinh tế.
Tin liên quan
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics