Nước Đức sẽ mất nhiều năm để khắc phục những tổn hại về kinh tế
Chính phủ Đức đang nỗ lực chứng minh sự lỗi thời của lệnh cấm đối với các khoản thâm hụt ngân sách lớn của nước này.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng những tổn hại đối với nền kinh tế đã diễn ra và sẽ mất nhiều năm để khắc phục.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner hồi cuối tuần này cho biết ông sẽ đề xuất ngân sách bổ sung cho năm 2023, trong đó bao gồm việc đình chỉ biện pháp giới hạn các khoản vay mới.
Ông Lindner đang cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng ngân sách do phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức gây ra vào tuần trước, vốn đã ngăn chặn việc chuyển số tiền 60 tỷ euro (65,6 tỷ USD) chưa sử dụng từ các chương trình trong đại dịch COVID-19 sang các quỹ đầu tư xanh.
Quyết định đó đã khiến kế hoạch tài chính của nước này thiếu hụt 60 tỷ euro trong khi đã dự trù khoảng 210 tỷ USD cho các quỹ khí hậu.
Theo giới quan sát, động thái đáng hoan nghênh này chỉ có tính tạm thời và tác hại từ phán quyết trên đã hiển hiện. Cuộc khủng hoảng ngân sách sẽ làm tê liệt nền kinh tế Đức trong nhiều năm tới vì những lý do sau.
Đầu tiên, những xung đột pháp lý có thể dẫn đến một chương trình “thắt lưng buộc bụng” trong một nền kinh tế đang suy thoái. Việc tạm ngừng biện pháp hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu ở mức tương đương 0,35% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ dành cho ngân sách năm 2023. Trong khi đó, trọng tâm cần chú ý ở đây là ngân sách năm 2024 và cuộc thảo luận về vấn đề này đã bị trì hoãn.
Để đình chỉ biện pháp “phanh nợ”, chính phủ phải công bố một tình huống khẩn cấp nào đó. COVID-19 là một lý do hợp lý, nhưng Biến đổi Khí hậu có thể không phù hợp với định nghĩa ngày. Chính phủ đang xem xét tăng thuế - chẳng hạn như thuế carbon và thuế thừa kế. Việc cắt giảm những khoản trợ cấp vốn giúp các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Nhìn chung, một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định nỗ lực đưa ngân sách trở lại tầm kiểm soát của Đức sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của nước này trong năm tới.
Tiếp theo, nền kinh tế cũng sẽ chịu tác động của tình trạng bất ổn kéo dài, cả về mặt pháp lý và kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski của ngân hàng ING lưu ý, các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện thời sẽ khó dự kiến chính phủ có thể đưa ra loại hình viện trợ công nào để vừa giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, vừa đầu tư vào quá trình chuyển đổi thân thiện hơn với khí hậu. Điều đó cho thấy nguy cơ đầu tư từ khối tư nhân có thể xuống thấp hơn. Trong khi đó, các hộ gia đình cẩn trọng sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn.
Cuối cùng, rủi ro nghiêm trọng nhất đối với sự thịnh vượng lâu dài của Đức sẽ là đầu tư công thấp hơn, trong khi quốc gia này đã vốn đã triển khai ít đầu tư công hơn khá nhiều so với phần còn lại của châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Viện Kinh tế Đức, Berlin cần bắt đầu tăng cường đầu tư công từ 450-500 tỷ euro cho thập kỷ tới.
Ông Marcel Fratzscher, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức, chỉ ra rằng đầu tư công của Đức tính theo giá trị ròng đã ở mức âm trong 20 năm qua. Điều trớ trêu là tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong tương lai sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn cho nền kinh tế này.
Tỷ lệ đó dự kiến ở mức khoảng 66% GDP trong năm nay và ước tính sẽ giảm xuống còn 64% GDP vào năm 2024, so với mức trung bình 90% GDP của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Về tổng thể, giới quan sát không cho rằng Đức đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Nhưng nền kinh tế nước này đã đến thời điểm phải đối mặt với những bất lợi từ cách tiếp cận cứng nhắc nhằm kiềm chế chi tiêu tài khóa./.
Tin liên quan
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
Hải quan Dinh Bà phối hợp bắt đối tượng ôm hơn 4 kg ma túy bơi từ Campuchia về Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics