OPEC đứng trước nguy cơ tan rã
UAE chỉ trích thỏa thuận sản lượng dầu mỏ hiện nay của OPEC+ | |
Hiệu quả của hợp tác OPEC+ | |
OPEC vượt “bão” giá dầu như thế nào? |
Sau hai hội nghị trước đó không đạt được thỏa thuận chung, kế hoạch tổ chức hội nghị trực tuyến thứ ba giữa các thành viên của OPEC và các đối tác (OPEC+) ngày 5/7 đã bị hoãn và chưa có ngày dự kiến nối lại. Sự việc diễn ra sau khi Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) không đồng ý tăng sản lượng khai thác dầu mỏ thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng theo đề xuất của Nga và Saudi Arabia. UAE phàn nàn rằng họ bị đối xử “không công bằng” bởi chính các thỏa thuận được ký vào năm ngoái. Khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đối với nhu cầu dầu mỏ, mức sản lượng mà UAE bị yêu cầu cắt giảm được tính dựa trên mức tiềm năng sản xuất được nhiều hơn so với các quốc gia khác trong OPEC.
Bất đồng giữa UAE và các thành viên còn lại của OPEC đã bộc lộ không chỉ bất hòa trong quan hệ giữa UAE và Saudi Arabia mà còn phản ánh những căng thẳng lớn hơn giữa hai cường quốc Trung Đông. Cách thức can thiệp vấn đề Yemen, thỏa thuận của UAE với Israel vào năm ngoái và việc Saudi Arabia đe dọa rút lại hợp đồng chính phủ của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia có trụ sở trong khu vực đã đe dọa Dubai, nhấn mạnh hơn những tranh cãi về hạn ngạch sản lượng giữa UAE và Saudi Arabia.
Một yếu tố quan trọng trong lập trường của UAE là phản ứng chiến lược đối với những nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế việc phát thải khí carbon, điều trực tiếp ảnh hưởng tới doanh thu từ dầu mỏ của nước này. UAE đầu tư khoảng 25 tỷ USD/năm cho việc tăng sản lượng, dự kiến sẽ từ mức hiện tại khoảng 3,2 triệu thùng/ngày lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Chiến lược của UAE được cho là tăng tốc khai thác các nguồn dự trữ để chuyển chúng thành tiền mặt và tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế hậu dầu mỏ trước khi nhu cầu về dầu và khí đốt toàn cầu bắt đầu giảm theo lộ trình, đưa mức khí thải ròng về 0 vào năm 2050 mà nhiều quốc gia cam kết.
Saudi Arabia cũng có hành động tương tự bằng cách thả nổi doanh nghiệp quốc doanh Aramco huy động vốn vào năm 2019 và cho phép tập đoàn này bán bớt dầu dự trữ theo kế hoạch từng giai đoạn. Giống UAE, Saudi Arabia đang tăng cường nỗ lực đa dạng hóa cơ sở kinh tế quốc gia, và một trong số đó là tìm cách buộc các công ty đa quốc gia rời khỏi Dubai.
Một số nguồn tin cho biết, UAE thậm chí nhắc đến khả năng từ bỏ liên minh dầu mỏ. Nếu vậy, UAE - nhà sản xuất lớn thứ tư trong OPEC - rất có thể sẽ làm suy yếu khả năng thao túng nguồn cung và giá cả của OPEC, khiến giá dầu thế giới sụp đổ.
Căng thẳng trong nội bộ OPEC đã có từ trước song một loạt vấn đề mới nảy sinh giữa 2 thành viên chủ chốt của khối đang phản ánh một mối đe dọa nghiêm trọng trừ khi Saudi Arabia và Nga sẵn sàng tuân theo các yêu cầu của UAE và từ bỏ kế hoạch gia hạn đề xuất từ tháng 4 sang tháng 12/2022. Saudi Arabia từng sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng ở một mức nào đó để bảo vệ OPEC. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, những nhân tố ngoài vấn đề dầu mỏ có thể mới chính là yếu tố quyết định xem UAE có ở lại OPEC hay không.
Tin liên quan
Giá các loại xăng, dầu tiếp tục giảm
16:02 | 05/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm, xăng RON95-III ở mức 21.109 đồng/lít
15:48 | 29/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm, xăng RON95-III ở mức 21.317 đồng/lít
15:37 | 22/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics