Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%
Ảnh minh họa. Internet |
Dịch Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%, thấp nhất trong 10 năm qua | |
Nỗi buồn bực của Thủ tướng | |
Australia hỗ trợ Việt Nam đo lường đóng góp của công nghệ trong tăng trưởng GDP |
Kịch bản kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy GDP cả năm có thể đạt trên 5% và đến thời điểm hiện tại, mục tiêu GDP tăng 6,8% của năm 2020 vẫn chưa được điều chỉnh.
Tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020
Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế quý I/2020 đạt 3,82%, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 với sự sụt giảm tăng trưởng ở cả ba khu vực (công nghiệp và xây dựng; dịch vụ; nông, lâm nghiệp và thủy sản).
Bức tranh kinh tế quý I ghi nhận gam màu xám ở hầu hết các lĩnh vực: Ngành công nghiệp tăng trưởng thấp với công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020 và khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh; tăng trưởng tín dụng cũng ở mức thấp nhất trong 5 năm qua ở mức 0,68%; khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh; cộng đồng DN cũng gặp nhiều khó khăn do số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn DN, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước....
Mặc dù vậy, trong bình diện nhiều quốc gia không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm do ảnh hưởng của đại dịch thì kết quả này được xem là đáng khích lệ. "Điều này cho thấy hiệu quả trong việc chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như toàn thể cộng đồng DN và người dân cả nước", ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) nói.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I năm nay, một số ngành thuộc khu vực dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định như: tài chính ngân hàng có tốc độ tăng 7,2%; thông tin truyền thông đạt 7,78%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 9,97%. Đây là những mảng sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I năm nay.
Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế quý I, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, bức tranh kinh tế quý I tương đối khả quan, mặc dù đã có sự suy giảm so với thời kỳ trước. Thông thường qúy đầu tăng trưởng thấp hơn so với các quý sau, do đó mức tăng trưởng GDP tăng 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái không đáng lo ngại và “nói chung, tình hình quý I có bị tác động nhưng chưa bị tác động quá lớn”. Dẫn chứng cho điều này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tình hình XNK tương đối khả quan. “Tính chung cả qúy I kim ngạch xuất khẩu đạt 59 tỷ usd, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước và chúng ta vẫn xuất siêu 2,3 tỷ USD, như vậy kim ngạch XK không tệ”.
Giải ngân vốn đầu tư công cũng là tín hiệu tích cực trong quý I. Theo ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ thống kê xây dựng, đầu tư (Tổng cục Thống kê), vốn đầu tư công giải ngân tăng là nhờ các giải pháp của Chính phủ.
“Năm nay vốn đầu tư công được giao hết ngay từ đầu năm, khác với các năm trước giao từng giai đoạn. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư công sửa đổi thay thế, đơn giản hoá nhiều thủ tục cũng khiến giải ngân đầu tư công tăng, và nguồn vốn được giải ngân chủ yếu ở cơ sở hạ tầng”, ông Nguyễn Việt Phong cho biết.
Kịch bản kinh tế sẽ được cập nhật theo tháng
Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, Tổng cục Thống kê đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng với dự kiến nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020 thì tăng trưởng GDP cả năm đều đạt trên 5%. "Đây là mức tăng trưởng cao so với các nền kinh tế khu vực và thế giới và là thắng lợi trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước“, ông Lâm nhấn mạnh. Đặc biệt, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, thay vì xây dựng kịch bản phát triển kinh tế theo từng quý như trước đây, trong giai đoạn này, Tổng cục Thống kê đã phối hợp với các bộ, ngành nắm bắt tình hình dịch bệnh
Covid-19, hoạt động thương mại quốc tế và trong nước, biến động giá cả trên thị trường để cập nhật kịch bản kinh tế cho từng tháng phục vụ kịp thời hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong giai đoạn khó khăn này.
Liên quan vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ cho biết chưa xem xét, đề xuất việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đồng thời yêu cầu tập trung đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công (yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu giải ngân 100% số kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020), coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng nhất để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng do tác động của dịch Covid-19.
Liên quan đến vấn đề lạm phát, quý I cho thấy CPI tăng tới 5,56%, cao nhất trong 5 năm qua. Điều này dẫn tới lo ngại lạm phát 2020 sẽ khó có thể kiểm soát dưới 4% như mục tiêu đề ra.
Về yếu tố giúp kiềm chế lạm phát năm 2020, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, việc các mặt hàng xăng dầu giảm giá 6 lần liên tiếp từ đầu năm được kỳ vọng giúp lạm phát năm 2020 giảm xuống dưới mục tiêu 4% như Quốc hội đề ra. Giá xăng dầu giảm sẽ có lợi cho người tiêu dùng và DN khi người tiêu dùng sẽ bỏ ít tiền hơn chi tiêu cho mặt hàng xăng dầu. Với DN, giá xăng dầu giảm sẽ giúp giảm bớt chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng.
Tuy nhiên, bà Đỗ Thị Ngọc cũng cho rằng, giá xăng dầu giảm sẽ khiến DN kinh doanh xăng dầu bị ảnh hưởng. Các DN xăng dầu niêm yết trên sàn chứng khoán, cổ phiếu bị sụt giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực xăng dầu và có thể làm gián đoạn đầu tư vào lĩnh vực đang làm của DN xăng dầu.
Tin liên quan
Kinh tế Nga dự báo tăng trưởng hơn 3% trong quý 3
08:57 | 09/08/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030
08:51 | 07/08/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng
09:34 | 29/07/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics