Phát triển kinh tế phải gắn với kiểm soát quyền lực
Ông đánh giá như thế nào về bối cảnh ban hành Nghị quyết, khi chúng ta vừa kết thúc 3 năm thực hiện công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế?
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã định hướng về tái cơ cấu và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TƯ Đảng khóa XII đã cụ thể hóa một bước, đánh giá một cách đầy đủ hơn những mặt được và chưa được, những thiếu sót của chúng ta trong cơ cấu lại nền kinh tế. Theo tồn tại thực tế, theo tiêu chí, tiêu chuẩn khi hội nhập thì chúng ta có nhiều vấn đề cần giải quyết, như năng suất, hiệu quả cao, phát triển chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển từ tăng trưởng kinh tế bằng đất đai, lao động sang tăng trưởng bằng trí tuệ, khoa học công nghệ. Vấn đề là giải pháp cụ thể như thế nào để các yếu tố này được phát huy.
Theo ông, vấn đề nào, lĩnh vực nào Việt Nam cần lưu ý trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng tới đây?
- Vấn đề cơ bản nhất, nặng nhất của chúng ta theo tôi là tái cơ cấu nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam có 3 vấn đề: Một là, phải giải quyết được vấn đề tích tụ ruộng đất, sở hữu ruộng đất. Nếu sản xuất lớn, đưa khoa học công nghệ vào trong khi lại hạn mức giao đất dẫn tới không có diện tích lớn thì không làm được. Hai là, phải có khoa học kỹ thuật, khi hội nhập, hàng hóa cạnh tranh quốc tế, nếu hiệu quả không cao, không cạnh tranh sẽ đi thụt lùi, muốn cạnh tranh thì phải có khoa học kỹ thuật. Nông sản phải đi vào chế biến sâu để đi vào thị trường thế giới, cạnh tranh và phát huy được thế mạnh sản phẩm nông nghiệp của chúng ta. Như hiện nay chúng ta chỉ đi bán sức lao động để kiếm tiền công, chứ không làm tăng giá trị gia tăng khi cá, hạt tiêu, điều… chỉ bán nguyên liệu thô cho các nước mà thôi. Ba là, phải có con người được đào tạo khoa học kỹ thuật, trình độ chất lượng lao động. Có 3 cái đó rồi nhưng phải có cách làm việc phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự công khai, minh bạch, dân chủ, đảm bảo những thành tựu này phát huy đồng bộ và khai thác triệt để. Đây là các yếu tố đảm bảo cho tái cơ cấu trong nông nghiệp.
Một chủ trương, cũng là mục tiêu được đề cập tại Nghị quyết là cần phải ưu tiên khu vực DN tư nhân, thực hiện các chính sách thúc đẩy để lĩnh vực này thực sự trở thành động lực trong nền kinh tế. Chính phủ cũng đã cho biết sẽ huy động một phần của nguồn lực hơn 10.000 triệu tỷ đồng từ khu vực này để tái cơ cấu kinh tế trong 5 năm tới. Vậy cần làm gì để thúc đẩy khu vực này phát triển, thưa ông?
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương định hướng chủ trương lớn, còn khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực này là bài toán chúng ta cần phải có lời giải. Khu vực DN tư nhân luôn ở thế yếu trong nhiều lĩnh vực. Về vốn, về công nghệ, về nguồn lực, về pháp luật, về quản lý kinh doanh… những điều kiện này của DN tư nhân luôn ở mức thấp và không bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Nếu sức khỏe kém thì không thể đến đích được. Do vậy, muốn cho lĩnh vực này phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, hay nói cách khác, để thực hiện thành công Nghị quyết của BCH Trung ương, theo tôi cần có mấy giải pháp như sau:
Một là, sớm ban hành Luật về Hội và Luật Hỗ trợ DNNVV. Luật này có tính pháp lý rất cao đảm bảo sự bình đẳng để khai thác tiềm năng, thế mạnh của DN. DN tư nhân cần có chính sách ưu tiên để đảm bảo sự công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hai là, chính sách ưu tiên phải hỗ trợ về mặt cơ chế để DN tư nhân có thể áp dụng được KHCN cao. Ba là, để đảm bảo bình đẳng, đảm bảo phát huy một cách đầy đủ phải có sự phối hợp, điều hành, quản lý một cách minh bạch. Do vậy, phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, quản lý giúp cho cơ quan thực thi pháp luật thực hiện một cách kiên quyết và có trách nhiệm. Những chủ trương tháo gỡ khó khăn về mặt hành chính, biến cơ quan Nhà nước từ quản lý thành cơ quan phục vụ, không hình sự hóa… phải được đưa vào phục vụ lĩnh vực còn nhiều yếu kém nhưng nhiều tiềm năng này một cách đầy đủ, thường xuyên, công bằng, thành kỷ cương, kỷ luật rõ ràng. Đó là những yếu tố để DN phát huy được.
Xã hội hóa thì chỉ nhìn vào khu vực kinh tế tư nhân, muốn vậy phải làm cho sức khỏe của DN được nâng lên, có điều kiện đứng vững và phát triển bền vững. Tôi cho là chúng ta có thể làm được nếu nghiên cứu và làm một cách có bài bản, đi vào cốt lõi của vấn đề.
Nghị quyết cũng đã đề cập tới những giải pháp cơ bản tái cơ cấu thị trường tài chính. Ông có nhận xét gì về những giải pháp này?
- Tái cơ cấu thị trường tài chính có hai vấn đề: Thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Hiện nay thị trường tài chính đang hình thành, chưa phải là nhân tố quyết định cho phát triển, ví dụ như thị trường bảo hiểm, vốn dài hạn của ngân hàng quy mô đang rất nhỏ, thị trường chứng khoán đang phập phồng... Ở các nước, thị trường bảo hiểm, thị trường cầm cố BĐS quyết định sự phát triển của đất nước. Nhưng ở Việt Nam, thị trường bảo hiểm đang bị đe dọa, thị trường BĐS đang chập chững, do đó, cần củng cố thị trường tài chính mà cốt lõi của nó là 3 lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và BĐS.
Một điểm nữa là cần phải củng cố thị trường tiền tệ, qua đó hỗ trợ thị trường tài chính. Phải giải quyết nợ xấu để đảm bảo vốn ngắn hạn an toàn, góp phần trích ra để cho vay dài hạn, vì hiện vốn dài hạn của ngân hàng rất ít. Do đó phải làm thế nào để nâng chất lượng của tín dụng, sắp xếp, cổ phần hóa hệ thống ngân hàng, cho phá sản ngân hàng yếu kém để hệ thống ngân hàng lành mạnh. Tất cả những cái đó phải được tiến hành đồng thời để hỗ trợ cho kinh tế.
Liên quan đến tái cơ cấu DNNN, theo chủ trương của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương khóa XII phải xúc tiến để thành lập sớm “siêu ủy ban” quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại các DN (Cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN). Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Về cơ quan quản lý tài sản của Nhà nước, trước đây chúng ta đã có cơ quan này trực thuộc Bộ Tài chính. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đối với những cơ quan này, vấn đề quan trọng là phải thay đổi cách thức làm việc, có quy chế rõ ràng để cơ quan này có đủ quyền lực, quyền hạn để làm. Thứ hai là phải có con người có đủ trình độ để làm và ba là phải có cách làm, trong đó phải có cơ chế chế tài để một mặt là động viên khen thưởng, mặt khác sẽ xử lý trách nhiệm những người không làm hoặc làm sai, gây ra tổn thất. Nếu cứ như hiện nay, không xác định trách nhiệm cá nhân thì sẽ như "ném đá ao bèo", không có tác dụng.
Tóm lại, có 3 vấn đề mấu chốt: Thứ nhất, thể chế phải phù hợp, hoàn chỉnh và phải quy được trách nhiệm. Thứ hai, phải có điều kiện để làm, cụ thể là có cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, nguồn lực… Thứ ba, tôi nhấn mạnh yếu tố con người. Hiện nay sự cạnh tranh là rất khốc liệt, không thể lấy kinh nghiệm, truyền thống gia đình, địa vị xã hội để sử dụng, mà phải là kiến thức, dù cán bộ trẻ nhưng có kiến thức thì nên giao cho họ để họ làm. Con người này phải có cơ chế, quy chế để kiểm soát chặt chẽ, theo chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với kiểm soát quyền lực. Tất cả đều xuất phát từ yếu tố con người, từ xây dựng thể chế, quản lý, thành quả hay sai lầm đều do con người. Cứ để bộ máy cồng kềnh, con người làm việc thiếu trách nhiệm thì không thể tiến lên được. Tất cả những yếu tố này phải được làm một cách kiên quyết, mạnh mẽ, triệt để.
Xin cảm ơn ông!
Tôi cho rằng, với tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khoá XII, cùng với sự quyết tâm Chính phủ, tới đây chúng ta cần triển khai cụ thể, quyết liệt, mạnh mẽ để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần của Nghị quyết.
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics