Quan hệ kình địch Trung Quốc-Mỹ tác động xấu đến an ninh Nam Á ra sao?
Bầu cử Mỹ 2020: Vì sao Trung Quốc muốn Trump tiếp tục là Tổng thống? | |
Thủ tướng Singapore: Trung Quốc không thể thay thế Mỹ ở châu Á | |
Trump bỏ cách gọi “virus Trung Quốc”, kêu gọi bảo vệ người Mỹ gốc Á |
Ảnh minh họa về sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Modern Diplomacy. |
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cực kỳ phức tạp. Mối quan hệ này được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố.
Mỹ là đại cường quốc hàng đầu, “giao lưu” với nhiều quốc gia trên thế giới. Mỹ dính líu vào những khu vực mà họ cho là có thể tạo ra mối đe dọa đối với lợi ích (đặc biệt về kinh tế) và thế “thống trị” của họ.
Trong khi đó, Trung Quốc là một cường quốc mới nổi. Quốc gia này muốn gây ảnh hưởng lên thế giới thông qua việc tương tác với nhiều nước hơn, thông qua các sáng kiến như Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), hoặc thông qua trao đổi kinh tế với các nước khác.
Bản chất mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã thay đổi đột ngột kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ. Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ đã chuyển từ xem Trung Quốc là đối tác chiến lược thành đối thủ cạnh tranh chiến lược. Chính quyền ông Trump đã thách thức Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực và khu vực như thương mại và kinh tế, vùng châu Á-Thái Bình Dương, công nghệ, hiện đại hóa quân sự Trung Quốc, và khu vực Nam Á.
Khi nói đến chính trị nước lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, khu vực Nam Á có tầm quan trọng lớn. Qua thời gian, các biến cố như sự kiện 11/9 hay dự án BRI của Trung Quốc đã tăng thêm vai trò của khu vực này trong cuộc cạnh tranh giữa các “ông lớn”.
Một mặt, biến cố tấn công khủng bố 11/9/2001 đã tạo cớ để Mỹ can thiệp sâu vào khu vực Nam Á một cách chủ động (nhất là ở Afghanistan) thông qua cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố để đảm bảo an ninh cho Mỹ. Mặt khác, việc Trung Quốc tích cực sử dụng đại dự án BRI để xâm nhập khu vực đã khiến Mỹ phải đẩy mạnh ảnh hưởng của mình ở đây bằng cách giao lưu thêm với các quốc gia Nam Á để kiềm chế Trung Quốc và sáng kiến của họ.
Ba nước Afghanistan, Pakistan, và Ấn Độ đóng vai trò quyết định an ninh của Nam Á.
Sự hiện diện của các lực lượng Mỹ ở Afghanistan sau sự kiện 11/9 đã tạo thế tiến thoái lưỡng nan cho Bắc Kinh. Trung Quốc coi sự hiện diện của quân Mỹ ở “sân sau” của mình là một mối đe dọa nghiêm trọng. Đối với vấn đề này, Trung Quốc muốn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, đáp ứng nguyện vọng của Trung Quốc là được tương tác tích cực hơn với Afghanistan để thúc đẩy sự phát triển và ổn định của quốc gia này thông qua “Vành đai và Con đường” cùng các hoạt động kinh tế khác.
Hơn nữa, sự ổn định, yên bình ở Kabul (Afghanistan) còn phục vụ lợi ích căn bản của Trung Quốc. Việc Afghanistan hỗn loạn có thể dẫn tới tình trạng khủng bố, cực đoan và chủ nghĩa cơ yếu, đe dọa không chỉ hòa bình, an ninh, và ổn định của khu vực mà còn cả chính khu vực Tân Cương của Trung Quốc ở gần đó.
Tuy nhiên, Afghanistan vẫn nổi danh là “nghĩa địa của các đế chế” nên Trung Quốc không muốn mạo hiểm vị thế của bản thân bằng cách tham gia vào các vấn đề của Afghanistan không phục vụ trực tiếp lợi ích của người dân nước này.
Trung Quốc thận trọng hậu thuẫn cho thỏa thuận hòa bình giữa các đại diện của Mỹ và phe Taliban (nhóm phiến quân Hồi giáo Afghanistan) vào ngày 29/2/2020 ở Doha, Qatar.
Sau khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa họ và Afghanistan bởi vì họ lo ngại sự hồi hương của các chiến binh Hồi giáo Tân Cương sau khi Mỹ rút quân.
Mỹ cũng muốn quan hệ sâu với Ấn Độ để chống lại Trung Quốc. Đã từ lâu, Mỹ ủng hộ New Delhi trong các quan hệ quốc phòng và thương mại để giảm thiểu ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Nam Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng nói rằng Mỹ muốn chứng kiến Ấn Độ có vai trò mang tính chất áp đảo hơn ở Nam Á.
Tuy nhiên sự ủng hộ của Mỹ cho Ấn Độ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ với Trung Quốc mà còn cả Pakistan. Ngược lại, Trung Quốc và Pakistan đã và đang đẩy mạnh quan hệ song phương thông qua nhiều lĩnh vực như là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan.
Lịch sử hoạt động của Mỹ ở khu vực để lại nhiều tác động theo hướng tiêu cực hơn, chẳng hạn tạo ra nhiều vấn đề như chủ nghĩa khủng bố, “văn hóa súng đạn”, bất ổn kinh tế...
Văn hóa súng đạn và nạn khủng bố bắt đầu xuất hiện bên trong lãnh thổ Pakistan sau khi nước này liên minh với Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan và cuộc chiến chống khủng bố.
Vì lẽ đó, nhiều người tin rằng sự kình địch giữa hai nước lớn có khả năng tạo thêm xung đột trong khu vực và đẩy khu vực tới chỗ hỗn loạn.
Tin liên quan
Lào Cai: Cửa khẩu Kim Thành thông quan trở lại từ 11 giờ ngày 11/9
13:48 | 11/09/2024 Hải quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics