Quốc hội Nhật Bản bầu ông Fumio Kishida làm tân Thủ tướng
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Kyodo News |
Kyodo News dẫn kết quả trực tiếp cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng Nhật Bản, diễn ra tại phiên họp bất thường lúc 13h (theo giờ Tokyo) xác nhận ông Fumio Kishida đã được các nghị sĩ bầu làm thủ tướng tiếp theo của nước này. Ông Kishida giành được 311 trong tổng số 458 phiếu tại Hạ viện.
Trước đó vào sáng cùng ngày, Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã đồng loạt từ chức, mở đường cho Quốc hội Nhật Bản bầu chọn thủ tướng thứ 100 của "Xứ sở Mặt trời mọc".
Việc Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản là kết quả đã được dự báo trước, do LDP hiện là đảng cầm quyền và liên minh cầm quyền đang chiếm đa số ở cả hai viện trong Quốc hội nước này.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Fumio Kishida sẽ công bố thành phần nội các mới và chính thức tuyên thệ nhậm chức tại một buổi lễ được tổ chức ở Hoàng Cung.
Hãng tin Kyodo cho biết, trong nội các mới, Thủ tướng Kishida dự kiến giữ nguyên ông Toshimitsu Motegi ở vị trí Ngoại trưởng. Ba bộ trưởng trong chính quyền của cựu Thủ tướng Yoshihide Suga - gồm Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi; Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Koichi Hagiuda và Bộ trưởng Tư pháp Yoko Kamikawa - vẫn sẽ góp mặt, song chưa rõ chức vụ mà họ đảm nhiệm.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Bloomberg |
Thủ tướng Kishida, năm nay 64 tuổi, sinh ra ở tỉnh Hiroshima trong một gia đình có truyền thống chính trị, cha và ông nội đều từng là nghị sĩ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Waseda năm 1982, ông Kishida làm việc tại Ngân hàng Tín dụng dài hạn Nhật Bản (hiện không còn tồn tại) và sau đó, làm thư ký cho một nghị sĩ quốc hội từ năm 1987. Năm 1993, ông lần đầu được bầu vào hạ viện.
Giai đoạn 1999-2011, ông Kishida kinh qua nhiều vị trí quan trọng trong nội các và đảng cầm quyền, trong đó có vị trí Quốc vụ khanh phụ trách Okinawa và Vùng lãnh thổ phương Bắc vào năm 2007, Bộ trưởng phụ trách vấn đề tiêu dùng vào năm 2008 và Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc hội của LDP vào năm 2011.
Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng dưới thời chính quyền cựu Thủ tướng Shinzo Abe và giữ chức vụ này cho tới tháng 8/2017. Trong thời gian đảm nhiệm cương vị này, ông đã từng tới thăm Việt Nam vào cuối tháng 7/2014. Ông cũng đã nắm cương vị quyền Bộ trưởng Quốc phòng trong khoảng thời gian ngắn từ cuối tháng 7/2017 đến đầu tháng 8/2017. Sau khi rời nội các năm 2017, ông Kishida có thời gian giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu chính sách - cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của LDP.
Về đối ngoại và an ninh, ông Kishida khẳng định coi quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ là nền tảng để đối phó với các thách thức an ninh cũng như trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, ông cũng kêu gọi hợp tác với các quốc gia chia sẻ nhiều giá trị chung. Ông bác bỏ các quan ngại rằng Mỹ và Trung Quốc có thể rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh.
Trong quan hệ với Trung Quốc, ông Kishida thừa nhận tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai nước, nhưng cũng khẳng định rằng Tokyo cần bảo vệ các nguyên tắc của mình. Chính trị gia này nói: “Trung Quốc là một trong những nước láng giềng của chúng tôi và có nhiều hoạt động giao lưu ở cấp độ nhân dân giữa hai nước”. Hiện "Trung Quốc là đối tác thương mại số một của chúng tôi và Nhật Bản là đối tác thương mại thứ hai của Trung Quốc". Tuy nhiên, ông đồng thời lưu ý tình hình ở quần đảo tranh chấp Senkaku (mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư), cũng như các diễn biến ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters |
Liên quan vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, ông Kishida nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải xem xét lại và có thể phải sửa đổi các luật điều chỉnh khả năng tương tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG, tức cảnh sát biển Nhật Bản). Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải cố gắng đảm bảo an toàn hàng hải thông qua các biện pháp như tăng cường năng lực của lực lượng cảnh sát biển và cho phép họ phối hợp nhịp nhàng với SDF”.
Đề cập quan hệ Nhật Bản - Triều Tiên, ông Kishida để ngỏ khả năng có cuộc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong -un trực tiếp hay trong khuôn khổ đa phương trên cơ sở cân nhắc quan điểm của Mỹ.
Dự kiến, Nhật Bản sẽ tiến hành bầu cử Hạ viện vào ngày 31/10 tới. Chiến dịch tranh cử sẽ bắt đầu từ ngày 19/10. Nhiệm kỳ 4 năm hiện nay của các hạ nghị sỹ sẽ kết thúc vào ngày 21/10 tới. Ông Kishida có hai phương án để lựa chọn: hoặc giải tán Hạ viện để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn; hoặc để cho nhiệm kỳ của các hạ nghị sỹ kết thúc đúng hạn và sau đó tổ chức tổng tuyển cử.
Trước đó, có tin rằng ông Kishida sẽ giải tán Hạ viện vào ngày 14/10 để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 7/11 hoặc ngày 14/11, chiến dịch tranh cử sẽ bắt đầu tương ứng vào ngày 26/10 hoặc 2/11.
Với việc quyết định tổ chức bầu cử Hạ viện vào ngày 31/10, ông Kishida sẽ không thể tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra ở Rome (Italy) trong các ngày 30-31/10. Tuy nhiên, ông có thể sẽ tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) vào tháng 11 tới.
Tin liên quan
Thủ tướng Nhật Bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh tế, tài chính dài hạn
09:48 | 05/06/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản-Hàn Quốc nỗ lực làm tan băng quan hệ song phương
19:53 | 29/06/2022 Nhìn ra thế giới
Từ bờ vực thảm họa, Nhật Bản đã đối phó thành công với COVID-19
09:29 | 14/10/2021 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế toàn diện
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics