Quy định bổ sung vi chất gây lãng phí và kém hiệu quả cho doanh nghiệp thực phẩm
Doanh nghiệp giảm lợi thế cạnh tranh do quy định tăng cường vi chất vào thực phẩm Doanh nghiệp thực phẩm “đau đầu” với kiểm nghiệm Doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống chuyển đổi và thích ứng nhanh |
Những quy định bắt buộc trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tác động tới doanh nghiệp thực phẩm ra sao, thưa bà?
Ngày 29/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09 là: “Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Với quy định này, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa gặp nhiều khó khăn suốt gần 8 năm qua. Không những vậy, quy định này còn thiếu hiệu quả trong cải thiện vi chất cho người dân, có thể dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khỏe cho nhóm đối tượng đủ và thừa vi chất.
Đứng trước tình hình này, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM và một số ngành nghề đã nhiều lần kiến nghị với mong muốn kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm.
Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP và chỉ đạo Bộ Y tế “Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo hướng: bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và bãi bỏ quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng. Ngày 26/6/2018, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 618 sửa đổi Nghị định 09 nhưng kế hoạch này đến nay vẫn không được thực thi.
Hiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09 do Bộ Y tế chủ trì vừa xây dựng xong và đang gửi lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và một vài hiệp hội ngành thực phẩm. Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chưa đề cập việc sửa đổi Điều 6 khoản 1, Nghị định 09 quy định về sử dụng muối i-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm, như Nghị quyết 19 đã nêu.
Như bà nêu thì vấn đề chưa giải quyết được triệt để, vậy những bất cập mà doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đang đối mặt ra sao, thưa bà?
Chúng tôi đã cung cấp những bằng chứng cụ thể cho thấy việc sử dụng muối i-ốt trong sản xuất thực phẩm không phù hợp với khoa học và quản lý rủi ro, không phù hợp với thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế, gây khó khăn lớn cho sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, quy định này chỉ mới chú ý đến lợi ích bổ sung vi chất cho nhóm người thiếu hụt mà không tính đến nguy cơ cho sức khỏe của nhóm người đã đủ hoặc thừa vi chất.
Nếu theo dự thảo mặc nhiên Bộ Y tế đã và đang tước đi quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Điều này đặc biệt nguy hại đến sức khỏe những người bị thừa i-ốt, mắc các bệnh cường giáp… Còn về khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, quy định này làm tăng giá thành sản xuất, làm sẫm màu thực phẩm, gây suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Riêng sản xuất nước mắm truyền thống, quy định bổ sung i-ốt chỉ gây thêm tốn kém và làm biến đổi màu, vị tự nhiên của nước mắm vì trong cá biển đã rất giàu i-ốt. Chưa kể, i-ốt bổ sung hầu như mất hết trong quá trình chế biến.
Đáng chú ý, một số thị trường xuất khẩu chính không chấp nhận thực phẩm có bổ sung i-ốt, doanh nghiệp phải có chứng nhận không sử dụng muối i-ốt mới xuất đi được, điển hình như Nhật Bản, doanh nghiệp phải tốn chi phí điều chỉnh quy trình sản xuất cho phù hợp. Ảnh hưởng tiêu cực tương tự cũng tác động khi thực hiện quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”.
Vậy, bà có những đề xuất ra sao đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09?
Theo ghi nhận ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp thực phẩm, chúng tôi kiến nghị không nên bắt buộc các doanh nghiệp chế biến thực phẩm phải dùng muối i-ốt, bổ sung sắt, kẽm vào bột mì trong chế biến thực phẩm. Thay vào đó, Chính phủ chỉ nên khuyến khích bổ sung i-ốt cho muối và sắt, kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp. Doanh nghiệp cũng sẽ tự tìm hướng sản xuất phù hợp để đưa vi chất dinh dưỡng thân thiện vào trong sản phẩm. Đến khi ra sản phẩm cuối cùng vẫn đảm bảo chỉ số dinh dưỡng theo yêu cầu.
Cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành thực phẩm cũng mong muốn Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09 ban hành sẽ phù hợp với cơ sở khoa học và quản lý rủi ro, phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Để cặp vợ chồng tự quyết định số con
08:04 | 14/07/2024 Người quan sát
Bộ Y tế lần đầu cấp phép vắc-xin sốt xuất huyết, zona thần kinh
08:59 | 16/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics