Quy hoạch phải gắn với tinh thần hội nhập quốc tế
Hiện nay Việt Nam đã và đang ký kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Theo ông, những Hiệp định này sẽ mang lại những cơ hội và thách thức nào cho ngành cơ khí?
Các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ mang lại nhiều cơ hội, thuận lợi cho ngành cơ khí. Thị trường cho ngành cơ khí được mở rộng, chúng ta sẽ tiếp cận nhiều công nghệ mới, nhiều phương thức quản lý mới. Nhưng thách thức không hề nhỏ. Trước hết các sản phẩm cơ khí mà các DN trong nước lựa chọn đầu tư có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập hay không? Nếu DN cơ khí Việt Nam có sự đầu tư bài bản, vững chắc thì các sản phẩm mới có cơ hội phát triển. Còn nếu vẫn làm theo cách đổ xô, ồ ạt như hiện nay thì không thể thành công, không thể phát triển được. Tự thân các DN Việt Nam phải nhận ra được điều đó, lựa chọn cách đầu tư, lựa chọn sản phẩm. Về phía Nhà nước cần hỗ trợ cho các DN cơ khí vay vốn ưu đãi của ngân hàng. Vì đầu tư vào ngành cơ khí cần vốn lớn, vòng quay dài nên không thể đầu tư được với mức lãi suất cao như hiện nay. Tôi cho rằng, chúng ta ưu ái cho các DN cơ khí FDI như thế nào thì cũng phải ưu ái cho DN cơ khí trong nước như thế.
Cơ hội phải gắn liền với nền tảng. Vậy nền tảng của ngành cơ khí Việt Nam hiện nay như thế nào, thưa ông?
Thời gian qua người ta nói nhiều đến việc Việt Nam có thể trở thành trung tâm chế biến chế tạo mới của thế giới. Nhận định đó có phần đúng, vì các nước phát triển thường tìm đến các nước có chi phí sản xuất rẻ để đầu tư. Việt Nam trước hết có chi phí rẻ, lại là nước có vị trí địa chính trị rất thuận lợi trong vùng Đông Nam Á bởi các nước có thể tiếp cận qua đường biển, đường hàng không, rất thuận lợi cho các DN nước ngoài vào Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, muốn trở thành trung tâm chế tạo mới có một số yếu tố quan trọng. Trước hết, về chính sách của Nhà nước cần phải tập trung cho phát triển cơ khí. Sau 20-30 năm Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện nay Việt Nam tồn tại một vấn đề lớn, đó là phần lớn ngành cơ khí tham gia hội nhập quốc tế, tham gia XK lại là các DN FDI. Còn nội lực của các DN thuần Việt lại hạn chế, rất ít các sản phẩm có thể cạnh tranh được. Do đó, Việt Nam muốn hội nhập tốt, muốn trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới thì chính sách Nhà nước phải nhất quán, đồng bộ để khuyến khích ngành cơ khí Việt Nam có điều kiện từ cơ sở hạ tầng, tài chính, điều kiện XNK, đào tạo nguồn nhân lực, NK các công nghệ mới.
Các DN cần phải nghiên cứu sâu, chuẩn bị tốt về mọi mặt để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp nước ngoài, về tiêu chuẩn, chất lượng... |
Một mặt là cơ chế chính sách của Nhà nước, nhưng mặt khác phải có sự nỗ lực từ bản thân của các DN để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa đồng thời hội nhập tốt trong điều kiện Việt Nam đang có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm chế tạo mới của thế giới. Vì thế, về phía các DN, cần phải nghiên cứu sâu, chuẩn bị tốt về mọi mặt thì mới phát triển và hội nhập tốt được. Cụ thể, phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra của các DN nước ngoài, về tiêu chuẩn, chất lượng, phương thức quản lý, nguồn nhân lực...
Ông đã từng đánh giá khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của ngành cơ khí Việt Nam nói chung, DN cơ khí nói riêng còn yếu. Cụ thể như thế nào, thưa ông?
Có thể nói, thời gian qua chúng ta ít quan tâm đầu tư cũng như chưa có chính sách quy hoạch ngành cơ khí, với khẩu hiệu nhân danh thị trường, chúng ta để cho ngành cơ khí phát triển tự phát. Do đó, sản phẩm chủ yếu làm theo công nghệ cũ, trong khi các chuyên gia có trình độ, có kỹ thuật cao lại cống hiến cho DN FDI. Vì vậy, chúng ta vẫn chịu cảnh đi làm thuê cho nước ngoài. Tới đây phải thay đổi để đầu tư phát triển ngành cơ khí. Trước hết, quy hoạch phải gắn với tinh thần hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, DN Việt Nam phải nắm bắt được sự khác biệt cũng như những thuận lợi của thị trường trong hội nhập.
Trước những cơ hội và thách thức lớn, chủ động là vấn đề của DN. Theo đó, DN cần gắn kết, hợp tác rộng rãi với nhau và cần chuyên môn hóa sâu thì mới mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Không nên đầu tư sản xuất khép kín, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. Ngoài ra, cần tận dụng tối đa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Về phía Hiệp hội, thời gian qua chúng tôi đã chắp nối để các DN liên kết với nhau. Chúng tôi cũng đã nhiều lần đề xuất việc các DN nước ngoài muốn đấu thầu tham gia các dự án lớn của Việt Nam cần quy định các DN này phải ký liên doanh với các nhà thầu trong nước để cam kết sử dụng nhân công, thiết bị trong nước, tạo điều kiện về thị trường cho DN nội.
Theo ông, tới đây ngành cơ khí của Việt Nam cần bước đi như thế nào để không hụt hơi trước hội nhập?
Theo tôi, về mặt quản lý Nhà nước, cần phải có cơ quan làm đầu mối quản lý riêng cho ngành cơ khí ở cấp Tổng cục. Bên cạnh đó, cần phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng. Sắp tới theo chủ trương của Chính phủ, các đơn vị sản xuất cơ khí của Nhà nước sẽ cổ phần hóa, lúc đó mọi thành phần kinh tế sẽ hoạt động theo Luật DN, vì vậy phải có các Hiệp hội đủ mạnh để xây dựng, bảo vệ thị trường cho cơ khí trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng giống như các nước khác, Chính phủ cần giao các bộ, ngành, khi đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, luyện kim, khai khoáng... đều cần phải dành thị phần cho cơ khí trong nước. Ngoài ra, cần chính sách khuyến khích khoa học công nghệ, đầu tư cho đổi mới, phát triển công nghệ để cơ khí Việt Nam không bị tụt hậu, đồng thời phải có hàng rào hạn chế tối đa việc NK thiết bị, máy móc đã qua sử dụng.
Vậy theo ông Nhà nước cần đầu tư như thế nào để tạo điều kiện cho ngành cơ khí hội nhập tốt?
Theo tôi, Nhà nước phải lựa chọn một số sản phẩm để tập trung đầu tư, không thể đưa ra chính sách tất cả các sản phẩm đều nhận được đầu tư bởi sẽ không đủ nguồn lực. Kinh tế thị trường là để cho các ngành kinh tế tự điều chỉnh, nhưng Nhà nước phải chọn một số sản phẩm để tập trung đầu tư nâng cao sức cạnh tranh, đó là những sản phẩm có thị trường rộng lớn, gắn liền với an ninh quốc phòng, ví dụ như ngành đóng tàu, còn lại phải để cho ngành cơ khí tự hội nhập kinh tế thị trường, không nên đầu tư tràn lan như hiện nay. Bên cạnh đó, nên đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ cho ngành hàng hải, công nghiệp ô tô, cơ khí nông nghiệp... Những dự án chống biến đổi khí hậu tại các tỉnh duyên hải, TP.HCM hay những dự án về giao thông vận tải sắp được triển khai trong thời gian tới cũng có nhiều đơn hàng cho ngành cơ khí. Chúng ta nên tập trung vào một số ngành công nghiệp, dịch vụ này để tìm kiếm đơn hàng cho ngành cơ khí trong nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics