Quyết liệt, kịp thời các giải pháp phát triển kinh tế
Quang cảnh hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, góp phần triển khai các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
Để vượt qua khó khăn, thách thức, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội năm 2023, cần tập trung vào một số vấn đề quan trọng như chính sách điều hành linh hoạt của Chính phủ; sự thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp; thúc tiến độ xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm; các giải pháp phát triển kinh tế đất nước năm 2023… trong đó có các giải pháp từ Bộ Xây dựng, tập trung phục vụ mục tiêu tạo động lực phát triển Kinh tế Việt Nam trong năm tới.
Khẳng định bất động sản là một trong những thị trường quan trọng, có vai trò thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển, ông Nguyễn Tường Văn cũng cho biết, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội, thị trường bất động sản đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh.
Từ các khó khăn, vướng mắc, bất cập này, Bộ Xây dựng đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm như: khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội; kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng bất động sản đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro...
Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2022, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, kết quả phát triển kinh tế năm 2022 rất đáng phấn khởi so với những khó khăn mà chúng ta đã trải qua, trong đó, chúng ta đã thực hiện thành công một phần cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, thời gian tới cũng đặt ra nhiều thách thức ở nội tại và bên ngoài, cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Về giải pháp cho phát triển kinh tế xã hội năm 2023, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh cá nhân ông không đề xuất thêm giải pháp gì mới, vì các giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra khá đầy đủ.
Theo đó, Nghị quyết số 68/2022/QH của Quốc hội đã đưa ra 10 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như: ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh….
“Theo tôi, năm 2023 là năm phải thực thi các hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời và đầy đủ các giải pháp đã đề ra. Các nhóm giải pháp đề ra phải hoàn thành đúng mục tiêu, đúng thời hạn”, ông Phan Đức Hiếu nói.
Đối với các nhóm giải pháp đã được đặt ra, cần bám sát những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng măc nhằm giải bài toàn thúc đẩy phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề đó là cơ chế, thể chế. Cùng với đó, cần tập trung giải quyết các vấn đề căn cơ như vấn đề đầu tư công.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, khi giải quyết các vấn đề phát sinh mới, vướng mắc cần “tránh những giải pháp đột ngột, không dự báo trước được” khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc thích ứng, chuyển hướng.
Đồng thời chúng ta cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và cần quan tâm đặc biệt là sự minh bạch và công bằng, hướng tới chất lượng cao hơn không chỉ đơn thuần là giải quyết các thủ tục hành chính.
Sự tham gia này không chỉ của mỗi Nhà nước mà có trách nhiệm của tất cả các chủ thể. Bản thân doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm, đây là cơ hội, là thời cơ để bứt phá.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam-VIAC ví von, năm 2022 là một năm đặc biệt, có 2 mảng sáng tối trong nền kinh tế, có thể thấy 6 tháng cuối năm thì màu xám nhiều hơn, nhưng nhìn chung tổng thể những con số vĩ mô đang trong mùa hè, còn doanh nghiệp đang trong mùa đông khó khăn.
Hiện này chúng ta đang chuẩn bị bước vào 2023 với những khó khăn và thách thức mới. Bức tranh kinh doanh của những tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến trong 6 tháng đầu năm 2023. Chúng ta chỉ có thể nâng cao nội lực để ứng phó với sự thay đổi, đây chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Sự thích ứng linh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 là một số những gợi ý với cộng đồng doanh nghiệp”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Một trong những yếu tố quan trọng nữa là các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý. Doanh nghiệp không chỉ cần môi trường kinh doanh thuận lợi, mà còn cần môi trường pháp lý an toàn.
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics