Rình rập nguy cơ khủng hoảng tài chính
Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng mới rình rập “Bóng ma” suy thoái kinh tế rình rập Nguy cơ Chính phủ Mỹ đóng cửa vẫn rình rập |
Nợ công níu bước tăng trưởng kinh tế. |
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, IMF dường như đã nới lỏng hơn trong các vấn đề chính sách tài khóa. Dù vậy, mọi thứ đang dần thay đổi và IMF cũng thế. Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF, đã kêu gọi các quốc gia “tập trung vào đổi mới và thiết lập tư duy về chính sách tài khóa”.
Nợ công đã đạt mức cao so với các tiêu chuẩn trước đây. Biểu đồ cập nhật của IMF cho thấy tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có thu nhập cao ở mức 112% trong năm 2023, giảm so với mức đỉnh gần đây nhất là 124% được ghi nhận hồi năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ nợ ở các nền kinh tế mới nổi đã tăng kỷ lục, lên tới 69% GDP. Mức đỉnh của năm 2020 ngang bằng với mức đỉnh trước đó đạt được vào năm 1946. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mức đỉnh của năm 1946 xảy ra vào thời điểm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, còn mức đỉnh của năm 2020 xảy ra trong thời bình. Điều này khiến các chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi liệu thảm họa nợ công có đang rình rập kinh tế thế giới hay không? Và nếu có, liệu sẽ xảy ra kịch bản vỡ nợ, lạm phát, đàn áp tài chính (cố gắng giữ nợ ở mức rẻ) hoặc sự kết hợp của cả ba hay không?
Theo cựu chuyên gia kinh tế trưởng của IMF hiện làm việc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington DC, Olivier Blanchard, các yếu tố quyết định bao gồm: Mối quan hệ giữa lãi suất vay và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; tỷ lệ thâm hụt tài chính cơ bản (thâm hụt trước khi trả lãi vay)/GDP. Đối với yếu tố thứ hai, điểm quan trọng nhất là nợ không được tăng vọt. Tỷ lệ nợ khi đứng một mình không thể phản ánh sự bền vững hoặc không bền vững. Tuy nhiên, trên cơ sở thực nghiệm hoặc lý thuyết, tỷ lệ nợ ban đầu càng cao và tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì khoản nợ đó càng kém bền vững.
Chuyên gia Blanchard lập luận rằng “các nền kinh tế tiên tiến có thể duy trì tỷ lệ nợ cao hơn, miễn là nợ không ‘vỡ’”. Tuy nhiên, có khả năng lãi suất tăng sẽ khiến mức nợ tăng. Nếu vậy, nợ có thể sẽ “vỡ”. Nếu muốn duy trì tỷ lệ nợ ổn định thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải ngang bằng với lãi suất trung bình. Nếu khoảng cách giữa lãi suất và tốc độ tăng trưởng càng lớn (lãi suất tăng vượt tốc độ tăng trưởng), thì thặng dư tài chính cơ bản sẽ càng lớn và ngược lại. Dự báo của IMF cho giai đoạn 2024-2028 đưa ra mức tăng trưởng thực tế trung bình là 1,9% ở Mỹ, 1,8% ở Canada, 1,6% ở Anh và Pháp, 1,4% ở Đức, 0,9% ở Italy và 0,6% ở Nhật Bản. Đây là mức thấp rõ ràng so với môi trường lãi suất thực tế ngày nay.
Theo các nhà phân tích, nếu muốn tránh rủi ro bùng nổ nợ mà không phải sử dụng các biện pháp gây lạm phát hoặc áp chế tài chính bất ngờ, Chính phủ các nước sẽ cần phải thắt chặt các chính sách tài khóa mà cho đến nay hầu hết vẫn ở mức siêu lỏng.
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics