Saudi Arabia và mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế
Biệt danh “vua dầu mỏ” mang lại vị thế cho Saudi Arabia trên trường quốc tế |
Thực tế cho thấy Riyadh không còn phục tùng vào Washington như trước, thay vào đó “ánh nhìn” của nền quân chủ vùng Vịnh đang hướng về phía Đông, tới Trung Quốc và Nga, đặc biệt là về khía cạnh kinh tế.
Trong bối cảnh thế giới “khát” năng lượng như hiện nay, biệt danh “vua dầu mỏ” mang lại vị thế cho Saudi Arabia trên trường quốc tế. Nước này đã giành lại quyền kiểm soát thị trường vàng đen với sự hỗ trợ tích cực của Nga, thể hiện qua khoản lợi nhuận khổng lồ của tập đoàn dầu khí Aramco thuộc Saudi Arabia. Trong năm 2022, tập đoàn này thu lợi 161 tỷ USD, ngang bằng với tổng lợi nhuận của tốp 40 công ty lớn nhất Pháp (CAC 40). Nhờ việc giá dầu gần đạt ngưỡng 100 USD/thùng, tăng 25% từ cuối tháng 6/2023, vận may tiếp tục “mỉm cười” với Saudi Arabia, khi "đại gia vùng Vịnh" đang từng bước hướng tới một xã hội cởi mở hơn và nền kinh tế đa dạng hơn.
Nằm trong kế hoạch “Tầm nhìn 2030” của Thái tử Mohammed Ben Salman, tham vọng của Saudi Arabia khá tốn kém. Nhưng với một quốc gia giàu có nhờ dầu mỏ, “cái giá không phải là quá đắt”. Để phục vụ cho mục đích trên, dầu mỏ trở nên đặc biệt quan trọng với Saudi Arabia và Riyadh sẽ làm mọi cách để kéo dài khả năng sản xuất dầu mỏ càng lâu càng tốt, đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu xuống vị trí thứ hai.
Saudi Arabia là quốc gia chính trong Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Vào năm 2016, OPEC đã mở cửa với các đối tác mới, hình thành nên OPEC+. Liên minh không chính thức này đã qua Mỹ - nhà sản xuất dầu đá phiến lớn nhất thế giới - nắm quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ toàn cầu. Mới đây nhất, trong một nỗ lực đẩy giá dầu tăng trở lại, Saudi Arabia và Nga, hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất và thứ hai trên thế giới, đã hạn chế sản lượng khai thác, khiến giá dầu tăng liên tục, vượt ngưỡng thử thách 90 USD/thùng, đe dọa thế giới rơi trở lại vào một cuộc khủng hoảng lạm phát mới, do giá năng lượng tăng cao.
Dự báo của OPEC cho thấy nguồn cung dầu sẽ thiếu hụt 2,7 triệu thùng/ngày (trong tổng số 103 triệu thùng) trong thời gian từ tháng 10-12/2023. Saudi Aramco, tập đoàn khai thác 10% lượng dầu thô toàn cầu, là đơn vị duy nhất có khả năng tăng thêm số lượng lớn vàng đen cung cấp ra thị trường. Nhưng Riyadh sẽ không thay đổi mục tiêu, trừ khi giá dầu tăng vọt lên đến mức đe dọa tăng trưởng kinh tế và chắc chắn nước này sẽ lại “khóa van” nếu giá dầu lao dốc. Không có áp lực nào từ Mỹ về việc phục hồi sản xuất có thể khiến Thái tử Mohammed Ben Salman phải suy chuyển ý định.
Tóm lại, nền quân chủ vùng Vịnh ngày càng giảm phụ thuộc vào Mỹ và cảm thấy ít bị ràng buộc hơn bởi thỏa thuận “đổi dầu lấy an ninh”. Ở cấp độ kinh tế, Riyadh thậm chí đang hướng tới hai đối thủ cạnh tranh của Mỹ là Trung Quốc - khách hàng chính về nguồn năng lượng hydrocarbon - và Nga - đồng minh trong OPEC+.
Liệu khoảng cách tách rời giữa Saudi Arabia và Mỹ sẽ kéo dài đến đâu? Có thể kết luật rằng chính vàng đen sẽ mang đến điều kiện giúp Thái tử Mohammed Ben Salman thoát khỏi tình trạng là nền kinh tế lệ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ, giúp nền kinh tế Saudi Arabia tiến tới làm chủ công nghệ, trong cả lĩnh vực quốc phòng và năng lượng hạt nhân, để khẳng định sức mạnh tại khu vực Trung Đông.
Tin liên quan
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ quan Năng lượng Quốc tế nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ
10:37 | 15/03/2024 Nhìn ra thế giới
Nga cân nhắc lợi ích, để ngỏ khả năng rút khỏi Hội đồng Bắc Cực
13:26 | 07/02/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế toàn diện
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics