Sốt đất do đâu?
Dòng tiền tiếp tục đổ vào bất động sản, nguy cơ cơn sốt đất mới? | |
Hậu “sốt” đất, nhà đầu tư cần điều chỉnh hoạt động đầu tư | |
Giải pháp đặc trị sốt đất, sốt giá nhà |
Con sốt đất phân lô bán nền diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Ảnh: ST |
Sốt đất trên diện rộng
Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Giá BĐS liên tục tăng, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân. Giá BĐS một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi. Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội: Các khu vực có quy hoạch hoặc cơ sở hạ tầng đang trong quá trình hoàn thiện, thường là cơ sở để giá đất tăng. Các khu vực “ăn theo” hoặc chỉ tăng giá dựa trên thông tin chung, thì không nên được nhìn nhận là nguyên nhân thật sự dẫn đến hiện tượng tăng giá đất. Sự tăng giá này chủ yếu là đầu cơ thay vì dựa trên nhu cầu có thực. Hoạt động mua đi bán lại diễn ra lúc chờ tăng giá như vậy sẽ không phản ánh được nhu cầu thực chất của thị trường. Trong nỗ lực kiểm soát sốt đất, Nhà nước có thể cân nhắc tới hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất, công bố đầy đủ chi tiết quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, cập nhật cụ thể tới người dân, để họ nắm được chính xác những khu vực nào chịu ảnh hưởng từ những quyết định của Nhà nước. Thứ hai, đưa ra các chế tài chặt chẽ để kiểm soát thị trường và đảm bảo sự công khai minh bạch trong ngành BĐS. |
Cơn loạn giá, sốt đất trên diện rộng trên thị trường bất động sản (BĐS) diễn ra từ đầu năm 2021, ngay sau tết Nguyên đán. Thời điểm đó, thị trường nhà đất “sôi sục” với nhiều điểm nóng tại các tỉnh xung quanh Hà Nội cũng như tại các huyện ven đô. Các tỉnh thành vệ tinh của thủ đô Hà Nội Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dưng, Hưng Yên..., những địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển công nghiệp, đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh sự tìm kiếm thông tin trên thị trường cũng như giá cả đất đai. Tại các địa phương này, các dự án phân lô bán nền được tung ra ồ ạt nhưng tính pháp lý chưa rõ ràng. Thậm chí, đất thổ cư trong các làng xã cũng tăng giá ồ ạt. Tại điểm nóng Hà Nội, khu vực vùng ven như Đông Anh, Hoài Đức, Thạch Thất, Gia Lâm, Thanh Trì, Quốc Oai... đều chứng kiến sự sốt nóng của đất đai. Giá đất trung bình tăng 10%/tháng, cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng.
Cụ thể, tại huyện Thạch Thất (Hà Nội), ngay sau khi có thông tin một tập đoàn BĐS lớn dự kiến đầu tư hai dự án khu đô thị trên địa phận huyện Thạch Thất, giá đất tại xã Đồng Trúc đã tăng dựng đứng. Nếu như bình thường mỗi m2 đất tại đây có giá 3-5 triệu đồng/m2, thì thời điểm đó đã tăng vọt lên 16-20 triệu đồng/m2.
Tại các huyện Đông Anh, Gia Lâm, giá đất tại một số xã như Hải Bối (Đông Anh), Đông Dư (Gia Lâm) có thời điểm tăng cao gấp đôi, từ 35-40 triệu đồng/m2 lên 65-70 triệu đồng m2.
Sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tình trạng sốt đất đã giảm nhiệt tại. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2021, sốt đất đang có dấu hiệu quay trở lại tại nhiều địa phương trên cả nước, điển hình như Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Trị, Khánh Hòa…
Khảo sát trên thị trường Hà Nội cho thấy, tại nhiều khu vực ở Hà Nội cả đất nền và chung cư đều tăng giá.
Theo giới thiệu của môi giới tự do, lô đất trên trục chính tại các xã Hải Bối, Xuân Canh (Đông Anh) hồi tháng 3/2021 có giá từ 70 triệu đồng/m2, nay đã tăng thêm 15-10%, cá biệt, có lô đất vị trí đẹp tăng thêm 40%.
Đất đấu giá cũng được “thổi” lên khá cao khi mới đây quận Cầu Giấy đã tổ chức phiên đấu giá 25 lô đất tại phường Mai Dịch với mức giá khởi điểm từ 104,7 - 182,3 triệu đồng/m2. Kết thúc, giá trúng cao hơn giá khởi điểm từ 1- 2 lần. Đáng chú ý có trường hợp mức giá trúng lên tới 364,3 triệu đồng/m2.
Chia sẻ quan điểm trước thông tin này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc kênh thông tin Batdongsan.maibeta.com cho rằng, giá trúng thầu cao hơn giá thị trường khá nhiều và đây là hiện tượng lạ, khó giải thích, có thể một số đơn vị môi giới muốn thiết lập một mặt bằng giá mới để tạo ra cơn sốt đất nho nhỏ xung quanh khu vực đó. Đặc biệt, liên quan tới đấu giá đất, tại TPHCM, mới đây, phiên đấu giá đất tại Thủ Thiêm đã gây chấn động khi giá trúng lên tới gần 2,5 tỷ đồng/m2. Điều này đang gây lo ngại về việc sẽ diễn ra đợt sốt đất mới tại thị trường TPHCM.
Cò “đẩy sóng” thị trường
Tại Khánh Hòa, cơn sốt phân lô bán nền đã và đang diễn ra tại huyện Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa sau khi có thông tin sẽ có các dự án lớn được xây dựng tại đây. Theo đó, đất khu vực đầm Thủy Triều, (giáp ranh TP Nha Trang) đã tăng từ 8 triệu đồng/m2 lên tới 20 triệu đồng/m2. Tại Quảng Trị, sốt đất diễn ra rầm rộ tại thành phố Đông Hà cũng liên quan đến thông tin có dự án lớn sẽ được triển khai. Cụ thể, phiên đấu giá 58 lô đất ở khu dân cư phía Tây đường Khoá Bảo (phường 3, thành phố Đông Hà) đã chứng kiến giá trúng đấu cao nhất trong lịch sử với giá khởi điểm 1,5 tỷ và giá trúng là 3,7 tỷ, gấp hơn 2 lần. Được biết, chính quyền các địa phương này đã có cảnh báo và có biện pháp siết chặt thị trường.
Về nguyên do dẫn tới tình trạng sốt đất trên thị trường, trước hết là do thị trường BĐS "đói" nguồn cung, trong khi nhu cầu đầu tư bùng nổ. Với lượng tài chính nhàn rỗi lớn trong bối cảnh Covid-19, các nhà đầu tư không chuyên đua nhau đổ tiền vào các dự án với kỳ vọng lướt sóng, thu lợi nhuận cao như quảng bá của các môi giới, đầu nậu đất.
Góp phần lớn trong “đẩy sóng” giá đất tạo ra các nhu cầu ảo, sốt đất ảo chính là vai trò của các môi giới, cò đất. Trong bối cảnh khan hiếm nhà đất, nắm được kỳ vọng của thị trường, lợi dụng bối cảnh thông tin quy hoạch, các cò đất bắt tay nhau tạo ra các cơn sốt giá ảo, tung nhiều thông tin không có cơ sở, đẩy giá lên từng giờ, từng ngày để lôi kéo các nhà đầu tư vào cuộc, nhất là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp.
Trong đó, thông tin quy hoạch hoặc nâng cấp đô thị cũng là một trong những lí do được các môi giới nhà đất lợi dụng triệt để để tạo nên các cơn sốt đất trên thị trường thời gian qua. Thời gian gần đây, Đề án quy hoạch sông Hồng đã làm gia tăng mức độ quan tâm tại một số khu vực ven sông đồng thời tạo nên tình trạng nóng sốt ở khu vực này. Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hà Nội đang tiến hành điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050, trong đó dự kiến đưa 3 huyện Mê Linh, Sóc Sơn và Đông Anh lên thành phố cùng với các đô thị vệ tinh khác như Sơn Tây, Hòa Lạc, Phú Xuyên,… và chuỗi đô thị ven sông Hồng trong tương lai để Hà Nội trở thành mô hình thành phố trong thành phố. Ngoài các công trình lớn mang tầm quốc tế như sân bay Nội Bài đã có, thì nhiều dự án khu đô thị mới, trung tâm văn hóa, triển lãm, công viên lớn, các cụm công nghiệp trọng điểm cũng bắt đầu khởi công… trên địa bàn 3 huyện này đã gây hiệu ứng rất tốt trong xã hội, và đó cũng là nguyên nhân để các nhà đầu cơ vốn rất nhanh nhạy với thị trường tìm đến và tạo nên "cơn sốt" nhà đất, nhất là ở khu vực thị trấn, ven thị trấn huyện lỵ, nơi có các dự án lớn và gần các đường giao thông chính nằm trong quy hoạch.
Tin liên quan
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics