Sự lựa chọn ít tồi tệ nhất cho nước Anh?
Chính phủ Anh có quyền bật đèn xanh cho việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân mới. Trong trường hợp này, Quốc hội phải bỏ phiếu thông qua một điều luật tạo khuôn khổ pháp lý cho cuộc trưng cầu ý dân mới. Văn bản luật này sẽ phải xác định câu hỏi nào sẽ được đặt ra trong cuộc trưng cầu ý dân. Thời gian bỏ phiếu không bắt buộc phải ghi trong luật, mà có thể được xác định sau đó.
Câu hỏi đặt ra là Quốc hội Anh có thể đề ra những phương án nào? Thực tế là chưa có bất cứ một đồng thuận nào trong vấn đề này. Một trong các giả thuyết được nói đến nhiều là đề nghị cử tri chọn lựa giữa hai phương án: Đồng ý với thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May, hoặc chia tay EU mà không có thỏa thuận. Viễn cảnh thứ hai là điều mà giới kinh tế rất lo sợ do các tổn thất sẽ vô cùng lớn.
Một số người phản đối Brexit thì muốn đưa thêm khả năng hủy bỏ tiến trình Brexit. Nếu tất cả cùng được cân nhắc, cử tri có thể sẽ lựa chọn 3 phương án: thứ nhất là Brexit có thỏa thuận; thứ hai là Brexit nhưng không có thỏa thuận và thứ ba là từ bỏ Brexit.
Về thời hạn của việc tiến hành một cuộc bỏ phiếu mới, theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Thành phố Lonodon, một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai sớm nhất cũng chỉ có thể tổ chức sau 21 hoặc 22 tuần nữa, nghĩa là sau thời hạn chót để Anh rời EU vào ngày 29/3/2019. Thực tế này đòi hỏi London phải đàm phán với các nhà lãnh đạo EU để dời lại hạn chót Brexit, nếu muốn trưng cầu ý dân lần nữa.
Theo giới quan sát, Thủ tướng Anh luôn phản đối một cuộc trưng cầu lần thứ hai khi cho rằng kịch bản này sẽ hủy hoại niềm tin của cử tri Anh đối với các dân biểu và hệ thống chính trị. Tại Quốc hội, nhiều nghị sĩ đảng Bảo thủ và Liên minh Dân chủ (DUP) kiên quyết phản đối đề xuất này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đã có một số nghị sĩ đảng Bảo thủ bắt đầu công khai ủng hộ trưng cầu khả năng tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai. Trong khi đó, Công đảng đối lập cũng không loại trừ ủng hộ một cuộc bỏ phiếu khác, nếu đề xuất bầu cử nghị viện trước hạn không thành công. Một số đảng đối lập khác, như đảng Tự do Dân Chủ trung dung (LibDem), đảng Quốc gia Scotland (SNP) phản đối Brexit, cũng ủng hộ một cuộc trưng cầu ý dân mới.
Từ nhiều tháng nay, phong trào “People’s vote” (tạm dịch: “Lá phiếu của nhân dân”) đã tổ chức hàng chục cuộc vận động trên khắp đất nước để thuyết phục cử tri về một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai. Kịch bản này cũng nhận sự ủng hộ của các cựu Thủ tướng Tony Blair (Công đảng) và John Major (đảng Bảo thủ), hay Thị trưởng London Sadiq Khan.
Nhiều cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy khả năng trưng cầu ý dân lần hai ngày càng được sự ủng hộ của người dân, khác hẳn với thời điểm cách đây hơn 2 năm. Theo kết quả khảo sát của viện BMG Research, được nhật báo The Independant công bố hôm 15/12, có đến 51% người được hỏi nói rằng họ không muốn rời EU, tỷ lệ người ủng hộ Brexit chỉ còn 41%. Khoảng cách 10% giữa phe chống và phe ủng hộ Brexit là chênh lệch lớn nhất được ghi nhận kể từ cuộc trưng cầu tháng 6/2016 đến nay.
Trang mạng npr.org dẫn lời Bronwen Maddox, Giám đốc viện Chính phủ - một viện nghiên cứu chính sách phi đảng phái tại London - cho rằng trong bối cảnh hiện nay, một cuộc trưng cầu ý dân lần hai có thể là lựa chọn “ít tồi tệ nhất”. Ông Maddox nhấn mạnh: “Sẽ có rất nhiều chỉ trích và kêu gọi. Nước Anh rất khó để phớt lờ thực tế này".
Tin liên quan
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform