Sửa Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế
Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong tháng đầu tiên năm 2022 | |
Tăng cường kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu trong Danh mục CITES | |
Infographics: Hơn 27 tỷ USD xuất nhập khẩu trong 15 ngày đầu năm 2022 |
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hoành Mô, Quảng Ninh. Ảnh: T.Bình |
Dự kiến danh mục này sẽ đồng bộ các chú giải, mã số và mô tả nhằm thúc đẩy tự do luân chuyển hàng hóa, hội nhập kinh tế trong khu vực. Trên cơ sở Danh mục AHTN 2022 đã được phê duyệt, Bộ Tài chính đã biên soạn dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 và Thông tư 09/2019/TT-BTC ngày 15/2/2019. Dự thảo gồm 21 phần, 97 Chương, có tổng số 16.726 dòng hàng bao gồm các cấp độ 4 số, 6 số và 8 số, trong đó có 14.970 dòng hàng giữ nguyên mô tả tiếng Anh so với phiên bản AHTN 2017 và 1.756 dòng hàng mô tả mới.
Việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 nhằm cập nhật kịp thời những thay đổi về thương mại và phân loại hàng hóa.
Bộ Tài chính cho biết, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 có quy định: “Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo. Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”.
Cụ thể, Danh mục HS của WCO được sửa đổi, bổ sung theo kỳ hạn 5 năm 1 lần nhằm cập nhật các mặt hàng có thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp sau phiên bản HS 2017, phiên bản Danh mục HS 2022 đã được WCO xây dựng và phê chuẩn vào ngày 28/6/2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. AHTN cũng được định kỳ sửa đổi 5 năm 1 lần trên cơ sở những sửa đổi của Danh mục HS. Trên cơ sở phiên bản Danh mục HS 2022 của WCO, Danh mục AHTN 2022 được các nước ASEAN rà soát, xây dựng chi tiết ở cấp độ 8 số để đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại trong khu vực.
Hiện nay, qua 10 phiên đàm phán giữa các nước ASEAN, Danh mục AHTN 2022 đã được hoàn thiện. Theo kế hoạch, Danh mục AHTN 2022 cần nội luật hóa dưới hình thức ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Theo đó, tại Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Đây là căn cứ pháp lý để Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Danh mục dưới hình thức Thông tư của Bộ Tài chính.
Theo đại diện Tổng cục Hải quan – cơ quan soạn thảo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC, việc xây dựng Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 là cần thiết để cập nhật kịp thời những thay đổi về công nghệ, thương mại và phân loại hàng hóa trên cơ sở sửa đổi, bổ sung danh mục AHTN 2017 hiện hành để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu thị trường; đảm bảo hài hòa với hệ thống mô tả, chú giải và mã hàng quốc tế giai đoạn mới.
Đồng thời Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 cũng là cơ sở pháp lý để Bộ Tài chính xây dựng Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi (MFN), các biểu thuế ưu đãi đặc biệt (FTA) của Việt Nam giai đoạn 2022-2026, phù hợp với cam kết quốc tế, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa khu vực và quốc tế.
Cũng theo đại diện Tổng cục Hải quan, dự thảo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo phiên bản AHTN 2022 sẽ có những thay đổi so với phiên bản AHTN 2017. Trong đó, những dòng hàng đề xuất dịch lại mô tả tiếng Việt (tiếng Anh không thay đổi) để xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tế phân loại hàng hóa; các dòng hàng còn lại đề xuất sửa đổi nhằm chỉnh lỗi chính tả hoặc dịch lại cho thống nhất trong toàn bộ Danh mục hoặc để sát nghĩa với mô tả tiếng Anh; các dòng hàng có mô tả tiếng Anh mới (dòng hàng mới) bổ sung trong AHTN 2022 so với AHTN 2017...
Ngoài ra ở phần Chú giả pháp lý tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam sẽ tuân theo đúng phiên bản AHTN 2022 và phiên bản HS 2017, áp dụng đối với tất cả các nước tham gia Công ước HS.
Theo đó, Chú giải pháp lý phiên bản 2022 có 172 nội dung mới so với Chú giả pháp lý phiên bản HS 2017 đã được chuyển đổi mô tả tiếng Việt; 50 nội dung bản dịch tiếng Việt đã được sửa đổi so với Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC, Thông tư 09/2019/TT-BTC để đảm bảo sát nghĩa dịch thuật.
Đặc biệt, ở Phụ lục 2 dự thảo 6 quy tắc tổng quát về phân loại hàng hóa tuân thủ theo phần tiếng Anh của WCO. Về cơ bản, dự thảo này kế thừa nội dung được quy định tại Thông tư 65/2017/TT-BTC, Thông tư 09/2019/TT-BTC, không thay đổi về phạm vi và nội dung cơ bản, có một số điều chỉnh nhỏ để đảm bảo sát ngôn ngữ tiếng Anh. Các đề xuất sửa đổi này nhằm đảm bảo sát nghĩa tiếng Anh, thuận lợi khi áp dụng, không làm thay đổi bản chất các quy tắc, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết thêm.
Tin liên quan
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics