Sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm: Tạo khung khổ pháp lý để "số hoá" quản lý và kinh doanh bảo hiểm
Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã được xây dựng theo hướng Nhà nước khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: ST. |
Doanh nghiệp chú trọng ứng dụng công nghệ
Góp ý cho dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh đề nghị, cần luật hóa những vấn đề bảo hiểm trong thực tiễn, đồng thời cần tập trung ưu tiên đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu của bảo hiểm thương mại và phải ấn định thời gian hoàn thành vấn đề này. Hiện nay, công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu bảo hiểm còn phân tán và manh mún, không có đầu mối tập trung, do đó, cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính, của Hiệp hội quản lý như thế nào và đánh giá tác động của vấn đề này. |
Qua khảo sát của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu về hạ tầng mạng, hạ tầng trung tâm dữ liệu, ứng dụng giải pháp kho dữ liệu, phần mềm ứng dụng xử lý các bài toán nghiệp vụ, nguồn nhân lực cao phục vụ công tác chuyên môn. Tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, các quy trình giao dịch truyền thống được chuyển đổi qua công nghệ số như: bán hàng, quản trị, chăm sóc, cấp đơn, triển khai giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử đối với bảo hiểm xe cơ giới,…
Hiện tất cả doanh nghiệp bảo hiểm đều đã vận hành website riêng. Một số doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng các ứng dụng trên website hoặc app trên điện thoại di động cho các quy trình kinh doanh ở mức độ khác nhau; phát triển các ứng dụng trên điện thoại thông minh để hỗ trợ đại lý nâng cao năng suất làm việc, hỗ trợ khách hàng báo nộp phí bảo hiểm,... Hay như hiện nay, một số doanh nghiệp bảo hiểm hợp tác với bên thứ ba để bán sản phẩm bảo hiểm như: các ngân hàng số, các sàn giao dịch điện tử... Ngoài ra, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã bước đầu hình thành hệ sinh thái số khép kín phục vụ khách hàng để rút ngắn các quy trình phức tạp, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Đơn cử như Bảo hiểm Bảo Việt. Doanh nghiệp này đã có các ứng dụng cho phép người dùng “tối đa hóa” lợi ích khi truy vấn thông tin, đăng ký tham gia và nhận quyền lợi bảo hiểm trực tuyến. Cùng với đó, Bảo hiểm Bảo Việt đã ứng dụng AI, chatbot trong các hoạt động giới thiệu, tư vấn sản phẩm bảo hiểm…, nâng cao trải nghiệm khách hàng, khẳng định những bước đi vững chắc của tên tuổi hàng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Hay như Bảo hiểm VietinBank (VBI) đã có app bảo hiểm trên điện thoại di động từ năm 2017. Hiện đơn vị này cũng đã ứng dụng công nghệ giúp số hóa và lưu trữ toàn bộ thông tin hồ sơ bảo hiểm của khách hàng một cách đầy đủ, chính xác và dễ dàng kiểm tra, đối chiếu khi có sự kiện cần bảo hiểm xảy ra.
Khối nhân thọ cũng đã đưa vào nhiều ứng dụng phục vụ khách hàng như Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA với việc ứng dụng MyAIA (áp dụng công nghệ AI nhận dạng thông tin tự động, thay đổi hợp đồng giấy sang bản điện tử, tối ưu quy trình vận hành); Công ty TNHH Bảo hiểm Chubb Life Việt Nam với trang thông tin hợp đồng bảo hiểm trực tuyến, khách hàng có thể kiểm tra thông tin về hợp đồng bảo hiểm một cách dễ dàng...
Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế rủi ro, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, thách thức lớn đối với ngành bảo hiểm Việt Nam hiện nay là trình độ công nghệ thông tin giữa các doanh nghiệp chưa đồng đều và năng lực của đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Bởi lẽ do quy mô và tính chất hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, nên mỗi doanh nghiệp có phương thức tổ chức mạng lưới riêng của mình. Do vậy, mức độ sử dụng vốn đầu tư và trang bị kỹ thuật cũng rất khác nhau. Hơn nữa, doanh thu kênh bảo hiểm trực tuyến còn thấp (dưới 5% tổng doanh thu phí bảo hiểm), một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chưa đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho công nghệ, chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn nhiều hơn là chiến lược dài hạn...
Theo công ty Chứng khoán BIDV (BSC), những công nghệ mới liên quan đến dữ liệu lớn (big data), trí thông minh nhân tạo (AI), công nghệ kỹ thuật số (digital technologies), di động viễn thông (telematics)… đang làm thay đổi bộ mặt thị trường bảo hiểm. Vì vậy, các doanh nghiệp phải quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng công nghệ trong các khâu chăm sóc khách hàng, giải quyết bồi thường để giữ chân khách hàng và mở rộng thị phần.
Bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý
Bộ Tài chính cho biết, với thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp bảo hiểm trong xu thế cách mạng công nghệ 4.0 thì việc hoàn thiện khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh bảo hiểm là cần thiết.
Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh bảo hiểm. Chính vì vậy, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã được xây dựng theo hướng Nhà nước khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin.
Dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan quản lý và trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó nêu rõ các nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp theo hướng dẫn của các luật chuyên ngành về bảo mật thông tin, an toàn thông tin mạng...; giao Chính phủ quy định những vấn đề mới phát sinh liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin (như khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát sandbox); quy định nguyên tắc hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính,....
Dự thảo quy định rõ, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng và tạo lập cơ sở dữ liệu tập trung của toàn ngành bảo hiểm, có kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan nhằm xây dựng mức phí bảo hiểm tương ứng với quyền lợi bảo hiểm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, phòng chống gian lận bảo hiểm.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, việc chuyển đổi số diễn ra rất nhanh trong khi chuyển đổi số trên thị trường bảo hiểm mới ở giai đoạn đầu, trong tương lai có thể có nhiều công nghệ mới phát sinh nên dự thảo Luật đưa ra các quy định về nguyên tắc, các quy định chi tiết về công nghệ sẽ hướng dẫn tại văn bản dưới Luật.
Tin liên quan
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics