“Sức khỏe” doanh nghiệp là bài toán của phục hồi kinh tế
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) chia sẻ nhiều ý kiến tại diễn đàn. |
Còn nhiều khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn
Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, khó khăn nhất của DN thời điểm này chính là sức khỏe tài chính. Hoạt động ngày càng khó khăn, dòng tiền vào thì ít và chi ra thì liên tục, cho nên mọi sự hỗ trợ dù lớn, dù nhỏ đều rất tốt. Những chính sách tài khóa, tiền tệ đều là phao cứu sinh của DN. Tuy nhiên giữa kỳ vọng với thực tiễn áp dụng chính sách vẫn còn những khoảng cách nhất định.
Về những đề nghị liên quan đến chính sách thuế, phí và những khoản phải nộp, theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, ngân sách nhà nước còn nhiều áp lực, không thể nào có những quyết sách quá mạnh như cộng đồng DN kỳ vọng, trong khi chính sách lại áp dụng cho số đông. Tức là chưa có chính sách đi vào nhóm chuyên sâu, đặc thù mà áp dụng cho tất cả đối tượng chịu sự ảnh hưởng. Cho nên nguồn lực thì vừa phải mà lại san đều nên mỗi DN nhận được hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng hạn chế.
Đối với chính sách liên quan đến ngân hàng dù thời gian qua đã có hướng dẫn, tuy nhiên DN cũng phản hồi quá trình thực hiện ở phía ngân hàng còn chưa đồng nhất. Việc tiếp cận được chính sách từ khối ngân hàng còn khoảng cách với những quyết sách. Thậm chí cả khi chính sách đã sửa đổi rồi nhưng các ngân hàng thương mại vẫn chưa triển khai. Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, thời gian tới vẫn có cách để gia tăng hiệu quả, tương tự như là cách ngành Thuế đã làm, nghĩa là đối thoại gần với DN để cải thiện năng lực tiếp cận vốn của DN, giúp ngân hàng đáp ứng được tốt nhất.
Chia sẻ tiếp về các vấn đề vướng mắc DN gặp phải khi triển khai chính sách thuế, tín dụng, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho rằng, vấn đề đầu tiên DN gặp phải là câu chuyện hiểu chính sách. Các quy định hiện nay không dễ để người dân và DN đọc là hiểu được ngay, bởi mặt bằng hiểu biết về chính sách pháp luật khác nhau.
Tiếp theo là bài toán tiếp cận. Trong giai đoạn vừa qua có rất nhiều chính sách đã được triển khai nhưng đến khâu chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, trao đổi trực tiếp với cán bộ công chức các cấp thì lại phát sinh những bất cập, bức xúc.
“Vừa qua Ban IV đã thực hiện nhiệm vụ được Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng giao đó là đánh giá tình hình thực hiện các quy trình thủ tục trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Qua đánh giá thì thấy có vô vàn “than phiền” liên quan đến việc các thủ tục thiết kế không thuận lợi, trong đó có cả thủ tục về thuế, phí, lệ phí, cả thủ tục trong khối ngân hàng, hồ sơ thủ tục còn phức tạp."- bà Thủy nói.
Theo bà Thủy, thực tế năm 2020 đã chứng kiến nhiều phản hồi về yêu cầu, điều kiện để tiếp cận chính sách còn quá phức tạp dẫn tới kết quả thụ hưởng cơ chế chính sách chưa cao. Đến năm 2021 dù có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn bất cập về cách truyền đạt chính sách, hướng dẫn người dân, DN chưa thực sự nhiệt tình. Những phản hồi mà Ban IV nhận được về cách cán bộ công chức, người có trách nhiệm tương tác với người dân, DN còn nhiều vấn đề chúng ta phải suy ngẫm để cải thiện trong thời gian tới.
Đại diện Ban IV cho biết thêm một vấn đề từ thực tiễn DN: DN băn khoăn về thời gian và công sức bỏ ra so với khoản tiền nhận được hỗ trợ. Có những quy trình thủ tục làm rất mất công, mất sức, thậm chí chứng minh hàng tập hồ sơ nhưng phần hỗ trợ nhận được quá nhỏ nên cuối cùng DN "bỏ cuộc".
Nguyện vọng lớn nhất của doanh nghiệp là được hoạt động
Trả lời câu hỏi về mong muốn của DN về các gói hỗ trợ của Chính phủ, các gói tín dụng đã và đang triển khai đã và đang triển khai, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho biết, nguyện vọng của cộng đồng DN lớn nhất lúc này là được hoạt động.
“Tài chính, đồng tiền như là máu của DN, tất cả mọi sự hỗ trợ mặc dù rất đáng quý nhưng để có thể vực dậy được hay chưa thì chưa đủ, vì nguồn lực chung đều hạn hẹp. Vì vậy nguyện vọng lớn nhất của DN lúc này là được hoạt động.”- bà Thủy bày tỏ mong muốn của DN.
Bà Thủy cho biết thêm, nguyện vọng của DN là được cơ quan quản lý nhà được đặt vào trong bài toán cùng quản lý về tính an toàn, rủi ro trong bối cảnh dịch, thay vì chỉ là đối tượng chịu sự quản lý, hoặc được nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, được giải cứu.
“Trong gần 2 năm qua cách thiết kế chính sách luôn đặt DN ở vai hoặc là được, hoặc là bị, hoặc là phải, tức là tính chủ động không cao. Trong khi bản thân DN không chỉ là DN mà còn là bài toán của việc phục hồi kinh tế, là chủ thể chính của việc thực hiện mục tiêu kép. Cho nên nguyện vọng thứ hai chính là tính chủ động” đại diện Ban IV nói.
Bên cạnh đó hoạt động đối thoại công tư cần được đẩy mạnh. Lâu nay đây là hoạt động chưa được đẩy mạnh, thực chất. Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, hiện nay chúng ta chủ yếu nghe DN kêu, tức là khó là kêu mà kêu với các cơ quan, tổ công tác. Trong khi đó tại sao chính các cơ quan xây dựng soạn thảo chính sách không chủ động đối thoại, chủ động đánh giá cùng DN xem hiệu ứng như thế nào, hiệu quả như thế nào, có nội dung gì cần điều chỉnh hay không. Những cơ chế đó vô cùng cần thiết trong giai đoạn tới.
“Đấy là mong mỏi của cộng đồng DN, thể hiện sự tôn trọng tới cộng đồng DN. Đồng thời cho phép DN đóng góp tâm - trí - lực đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước. Vì giải một bài toán khó khăn trong bối cảnh đại dịch thì không có một cơ quan nào có thể làm thay tất cả.”- bà Thủy cho biết.
Để giúp DN thích ứng tốt hơn trong cuộc chiến chống Covid-19 cũng như nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho biết, mới đây Ban IV đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nhiều nội dung. Trong đó tiếp tục kiến nghị nhiều vấn đề về mặt nguyên tắc.
Thứ nhất, Chính phủ và các bộ ngành địa phương cần thay đổi mạnh mẽ nhận thức cho phép DN, cụm DN trở thành chủ thể tham gia vào các hoạt động quản lý sự an toàn trong bối cảnh dịch, thay vì chỉ là đối tượng chịu sự quản lý như trước đây.
Thứ hai, trong mọi bối cảnh của dịch bệnh, các cấp chính quyền và người dân, DN cần có cùng tư duy phải duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, yếu tố hợp tác công - tư là điều kiện then chốt để tập hợp sức mạnh, nguồn lực các bên, vì vậy trong mọi khâu phải có vai trò của phía tư nhân một cách chủ động.
Thứ tư, xây cơ chế chính sách hỗ trợ DN phải có cơ chế giám sát và phải công khai, minh bạch cơ chế này để người dân, DN có thể biết và phản hồi thông tin từ thực tiễn.
Tin liên quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
09:30 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đội trực thăng Super Puma của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
14:50 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
Chuyện bây giờ mới kể về Chuyên án mang bí số MT579 của Hải quan Quảng Trị
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics