Tài chính quốc gia vững vàng, dư địa chính sách tài khóa sẽ được mở rộng
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. |
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV là kỳ họp giữa nhiệm kỳ để nhìn lại chặng đường đã qua. Với ngành Tài chính, ông đánh giá như thế nào về công tác điều hành?
Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đang ổn định, nên đến thời điểm hiện nay, các kế hoạch về tài chính quốc gia mà chúng ta đặt ra đều được thực hiện và đạt được kết quả tốt hơn dự kiến trên cả 2 lĩnh vực thu, chi ngân sách. Các cân đối lớn được đảm bảo, an toàn nợ công được tăng cường, nợ quốc gia thấp hơn nhiều mức Quốc hội cho phép. Điều này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế 2 năm tới.
Nổi bật trong đó là thu ngân sách khi trong những năm qua, số thu NSNN vượt rất lớn. Năm 2022 vượt hơn 400.000 tỷ đồng. Năm nay, trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều khó khăn, nhưng vẫn dự kiến hoàn thành dự toán thu NSNN mặc dù số thu của một số lĩnh vực có thể hụt hơn nhưng lại được bù đắp bởi số thu các lĩnh vực khác. Kết quả này còn có sự đóng góp của các cơ quan trực tiếp thu là Thuế, Hải quan.
Về chi ngân sách, các kết quả cho thấy công tác này đã bám sát kế hoạch. Tuy nhiên, chi đầu tư công còn gặp khó khăn, một số khoản chi thường xuyên trong năm nay chưa giải ngân được… Vì thế, vấn đề đầu tư công cần được tăng tốc hơn, nhất là giá trị giải ngân đầu tư công 5 năm 2021-2025 rất lớn, đòi hỏi cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy đầu tư công.
Dù vậy, tình hình tài chính như hiện nay khiến cử tri yên tâm. “Có thực mới vực được đạo”, vấn đề là sử dụng thế nào để hiệu quả nhất, không thể để có tiền mà không tiêu được. Hiện với tình hình tài chính quốc gia tương đối vững vàng như hiện nay thì dư địa của chính sách tài khóa sẽ được mở rộng, có thể cân đối nguồn lực cho hỗ trợ phát triển kinh tế. Sắp tới đây, chúng ta đã có đủ nguồn để chi cho cải cách tiền lương và các khoản chi trong nhiều năm. Hơn nữa, hiệu quả công tác thu đã đảm bảo nguồn lực đầy đủ để thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 nên không những không làm tăng bội chi mà còn giảm tỷ lệ bội chi so với mức Quốc hội đặt ra.
Trong kế hoạch đề ra vào năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu dự toán thu NSNN sẽ tăng khoảng 5% so với thực hiện năm 2023 để ưu tiên tăng cho đầu tư phát triển. Ông nhận định như thế nào về mục tiêu này?
Mức tăng 5% của dự toán thu NSNN là khá tích cực. Nhưng nhìn vào tổng thể, Chính phủ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức 6-6,5%, thì đúng ra tăng thu NSNN phải tương ứng với tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng ta cần tính đến đặc thù của ngân sách hiện nay, thu từ nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn rồi nhưng chưa phải tuyệt đối, trong đó có nhiều khoản thu không phụ thuộc vào yếu tố tăng trưởng vẫn có như thu từ đất, dầu thô... Nên việc đặt ra mục tiêu như vậy phải dựa trên dự báo tăng trưởng của từng lĩnh vực của nền kinh tế.
Vì thế, tôi cho rằng, Chính phủ (trong đó cơ quan chủ chốt là Bộ Tài chính) đã xây dựng dự toán tương đối tích cực, có tính phấn đấu để sát mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Theo ông, hàng loạt chính sách tài khóa được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế đã được thực hiện và cần tác động lan tỏa như thế nào?
Như tôi nói ở trên, nhờ tình hình tài chính vững vàng nên chúng ta đã có các nguồn lực đầy đủ khi thực hiện các chính sách để hỗ trợ, kích thích tăng trưởng cũng như thực hiện các kế hoạch đầu tư công quy mô lớn, thực hiện nhiều chính sách cải cách chi cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo thế ổn định vĩ mô một cách tổng thể, không chỉ trên lĩnh vực tài chính mà còn trên tất cả cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong đó, các chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí trên một số lĩnh vực được đề ra là rất cần thiết, thực sự tạo ra động lực thúc đẩy cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Hiện chính phủ đang đề xuất tiếp tục giảm thuế Giá trị gia tăng, Bộ Tài chính cũng đề xuất tiếp tục giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn, nên sẽ góp phần hỗ trợ thị trường.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế cần sự đồng bộ của nhiều giải pháp và các bộ, ngành. Trong đó, hiện các doanh nghiệp cần giải pháp để kích thích cả cung và cầu. Về cầu, chúng ta đã có một số chính sách kích cầu. Về cung là phải có giải pháp hỗ trợ sản xuất, như về vốn với việc cải cách để có lãi suất ưu đãi, tiếp cận vốn thuận lợi hơn. Doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ về vấn đề chi phí, làm sao để giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí tuân thủ, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách đạt 288.493 tỷ đồng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform