Tân cảng Sài Gòn chuyển đổi số để phục vụ doanh nghiệp
Nhiều ứng dụng công nghệ được Tân cảng Sài Gòn thực hiện phục vụ hàng hoá XNK. Ảnh: T.H |
Chuyển đổi số trong dịch vụ khách hàng
Là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cảng biển, với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 50% cả nước, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (Tân Cảng Sài Gòn - SNP) đã ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ rất sớm. Và hiện nay, đơn vị đang đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuyển đổi số toàn diện trong dịch vụ khách hàng, quản trị doanh nghiệp và hướng đến hoàn chỉnh hệ sinh thái số eSNP nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Hướng đi và những thành công bước đầu trong kế hoạch chuyển đổi số của Tân Cảng Sài Gòn tạo được sự ảnh hưởng tích cực đối với tương lai của ngành logistics Việt Nam.
Eport được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2012 với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin container, tàu chuyến, danh sách container nhập, xuất, công cụ theo dõi tình hình giải phóng tàu. Đến nay, cổng ePort đã thực hiện thêm được các chức năng như: Khai báo và thanh toán trực tuyến qua mạng; Xuất hóa đơn điện tử; Tích hợp chương trình khách hàng thân thiết; dự kiến trong quý IV/2020 hoàn thiện chức năng thanh lý, vào sổ tàu tự động... Với những tính năng trên, hiện nay, đối với container hàng xuất, khách hàng không cần phải đi đến cảng để làm thủ tục, toàn bộ thủ tục thực hiện qua ePort.
Cùng với hệ thống ePort, hàng hoá XNK qua cảng Cát Lái được giám sát tư động. Hệ thống giám sát hải quan tự động tại cảng Cát Lái được triển khai từ tháng 10/2018, giúp thời gian làm thủ tục, thông quan tại cảng giảm đáng kể. Thời gian xe đậu chờ tại cổng giảm từ 13 phút xuống còn 6 phút; thời gian thông quan hải quan điện tử giảm 2 phút/container.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm tối đa tình trạng ùn ứ giao thông tại các cổng cảng, các khu thủ tục trong cảng cũng như trên các tuyến đường ra, vào cảng, góp phần tăng năng suất lao động, giảm đáng kể chi phí về nhân sự ở nhiều bộ phận. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Cát Lái tăng 17%, trong khi nhân sự bộ phận thủ tục giảm 43%, bộ phận thu ngân giảm 36%...
Một trong những đột phá trong việc triển khai dự án cảng điện tử của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chính là việc áp dụng Lệnh giao hàng điện tử tại cảng- eDO thay thế lệnh giao hàng thông thường bằng phương cách truyền nhận dữ liệu điện tử.
Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing SNP nhận định, eDO là một trong những giải pháp quan trọng góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, chi phí chung cho xã hội, giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực xung quanh cảng, là tiền đề xây dựng cảng Cát Lái thành cảng số, hiện đại. Nhiều khách hàng hài lòng khi áp dụng eDo tại cảng bởi các tiện ích như: tiết kiệm chi phí, việc truyền, nhận dữ liệu chính xác, an toàn và đặc biệt là giảm được sự tiếp xúc trực tiếp - yếu tố quan trọng để phòng chống dịch Covid-19 vừa qua.
Hiện nay, chương trình này đã được mở rộng áp dụng tại cảng Container Quốc tế Tân cảng Hải Phòng, cảng Tân Cảng - Hiệp Phước và cụm cảng Cái Mép.
Hướng tới hệ sinh thái số
Thời gian qua, Tân cảng Sài Gòn đã triển khai thành công hệ thống giám sát an ninh cảng biển trên nền tảng công nghệ. Hệ thống này tích hợp các cổng kiểm soát, camera giám sát, bản đồ số giúp kiểm soát toàn bộ địa bàn trong và ngoài cảng; ứng dụng công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo trong phân tích sự cố cháy nổ, tình trạng mất an ninh trật tự thông qua hình ảnh và cảnh báo tự động đến Trung tâm an ninh cảng, giúp cho hoạt động giám sát được chủ động, kịp thời.
Toàn hệ thống Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn có hàng chục công ty thành viên trải dài từ Nam ra Bắc với 8.600 cán bộ nhân viên thuộc Tổng Công ty cùng trên 10.000 nhân viên các đơn vị vệ tinh. Việc chuyển đổi số giúp công tác quản lý nhân sự, quản lý công việc và hồ sơ giấy tờ được thuận lợi, chính xác hơn. Hiện nay, Tổng Công ty đang áp dụng chữ ký số và các quy trình luân chuyển văn bản, quản lý công việc trên hệ thống văn phòng điện tử cho cả phiên bản Website và Mobile. Việc này giúp nâng hiệu quả trong việc phê duyệt hồ sơ, quản lý, điều hành; tiết kiệm thời gian; tiết kiệm các chi phí liên quan như in ấn, văn bản giấy tờ.
Ngoài ra, Tân Cảng Sài Gòn đang sở hữu một lượng dữ liệu đồ sộ có thể khai thác thông qua các báo cáo thông minh. Hệ thống phân tích, tổng hợp thông tin và đưa ra các dự báo về thị phần, sản lượng, xu thế xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như phân tích tập quán, chu kỳ của các loại mặt hàng, ngành hàng theo thời gian giúp người dùng có đủ dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh cũng như hoạch định các chính sách khách hàng, hợp đồng kinh tế nhanh chóng và hiệu quả.
Không dừng lại ở một vài đề án chuyển đổi số áp dụng ở từng khu vực riêng lẻ, trên nền tảng công nghệ số đã xây dựng thành công trong thời gian qua, Tân cảng Sài Gòn đang từng bước hoàn thiện, hướng đến Hệ sinh thái số eSNP. Hệ sinh thái này là một hệ thống điện tử trung gian giúp kết nối hệ thống của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Cảng biển nhằm đơn giản hóa, chuẩn hóa và tăng tốc trong việc trao đổi thông tin giữa các bên, tăng hiệu quả tương tác với các cơ quan hải quan, hàng hải và cảng vụ, từ đó tăng cường kiểm soát, tối ưu quản lý và tự động hóa các quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí trong các hoạt động khai thác cảng và logistics.
Ông Trương Tấn Lộc cho rằng, việc xây dựng hệ sinh thái số sẽ giúp loại bỏ tập quán giao dịch thủ công truyền thống giữa các bên, điện tử hóa các quy trình, phù hợp với xu thế kinh tế chia sẻ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics