Tận dụng, biến cơ hội thành động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương |
Thưa Thứ trưởng, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021 là 6,5%, ông nhìn nhận mục tiêu này như thế nào trong bối cảnh dự báo nhiều nền kinh tế trên thế giới vẫn tiếp tục trong tình trạng suy giảm?
Thứ trưởng Trần Quốc Phương:
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6%, lạm phát khoảng 4%, cùng 10 chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác. Những chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở đã tính toán, cân đối các nguồn lực gắn với bối cảnh dự báo cho năm 2021, nhất là tình hình Covid-19 trong nước và thế giới. Mặc dù, để đạt được mục tiêu này là thách thức rất lớn, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu trong điều hành GDP năm 2021 thêm ít nhất 0,5%, lên mức 6,5% và đặt quyết tâm cao hơn cho các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác.
Mục tiêu tăng trưởng năm 2021 đặt ra trong bối cảnh diễn biến còn rất bất định, khó lường, cơ hội tuy đã có những dự báo nhưng chưa chắc chắn. Nếu năm 2021 thế giới có thể kiểm soát được đại dịch Covid-19, chắc chắn hoạt động du lịch sẽ tăng đột biến sau một thời gian dài của cả năm 2020 bị kìm hãm. Tuy nhiên, ở thời điểm này chúng ta cũng không chắc chắn về khả năng phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch. Bên cạnh đó, hiệu lực phòng ngừa trên thực tế của vaccine Covid-19 và mức độ bao phủ do giá vaccine còn khá đắt đỏ đối với các quốc gia đang phát triển cũng là điều chưa ai dám khẳng định. Do đó câu hỏi đặt ra là liệu điều này đã đủ điều kiện để các quốc gia dỡ bỏ hoàn toàn các điều kiện hạn chế đi lại hay chưa. Tuy nhiên, phải khẳng định, trong thách thức chúng ta vẫn có các cơ hội tốt, nếu có thể tận dụng và biến thành động lực. Với những nền tảng và kết quả mà chúng ta đã nỗ lực đạt được trong năm 2020 và những động lực có thể nhìn thấy rõ ràng thì mục tiêu tăng trưởng đã được Chính phủ cân nhắc và tính toán là hết sức kỹ lưỡng.
Với mục tiêu tăng trưởng khá kỳ vọng, Thứ trưởng nhận định thế nào về khả năng thu hút các dòng vốn đầu tư trong thời gian tới?
Thứ trưởng Trần Quốc Phương:
Đầu tư nước ngoài nói chung khả năng sẽ tăng hơn trong năm 2021. Nguyên nhân là tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, một số nước đã có vaccine phòng ngừa, việc đi lại, di chuyển cũng có thể cởi mở hơn nhiều so với năm 2020, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch đầu tư. Thực tế là ngay cả trong năm 2020, tuy rất khó khăn do tác động kéo dài của dịch dẫn tới phải hạn chế nhiều việc đi lại giữa các quốc gia, song hiện nay giải ngân vốn đầu tư vẫn tăng cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vẫn rất lớn. Tuy nhiên cũng phải nhận thức rõ là để có sự bứt phá trong thu hút các dòng vốn trong năm tới thì chưa thể có được mà chắc chắn phải tới khi thực sự kiểm soát hiệu quả được dịch bệnh.
Năm 2020, đầu tư công có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng GDP. Vai trò của đầu tư công sẽ như thế nào trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm nay, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Trần Quốc Phương:
Chúng ta đều biết rằng, công thức tính GDP có 3 yếu tố gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cả 3 yếu tố này đều có đóng góp vào tăng trưởng, do đó, kết quả tăng trưởng không dựa vào một động lực duy nhất. Riêng với năm 2020, có thể khẳng định đầu tư công là động lực tích cực cho tăng trưởng GDP, nhưng không phải là động lực duy nhất. Năm 2020, tổng đầu tư toàn xã hội chiếm 34% GDP và đầu tư công chiếm 25% của tổng đầu tư toàn xã hội, nghĩa là chiếm khoảng 6-7% của GDP. Con số này chưa tính tác động lan tỏa của đầu tư công cho GDP. Về kết quả, có thể nói chưa bao giờ, tốc độ giải ngân đầu tư công lại nhanh và mạnh như năm 2020. Ước giải ngân đến 31/12/2020 đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đến 31/1/2021, thời điểm hết niên độ ngân sách năm, tỷ lệ giải ngân có thể tăng thêm 10% nữa. Đây là năm có tỷ lệ giải ngân cao nhất trong cả giai đoạn 2016-2020. Bước sang năm 2021, một số quy định mới của Luật Đầu tư công được áp dụng buộc các địa phương, bộ, ngành phải giải ngân tốt hơn, nếu không muốn bị trừ tiền. Ngoài ra, về thời hạn giải ngân, 2021 là năm bắt đầu thực hiện quy định giải ngân trong 1 năm. Việc bị cắt vốn là điều không ai mong muốn, do vậy sẽ thúc ép giải ngân tốt hơn, đồng thời yêu cầu công tác lập kế hoạch phải chính xác, thận trọng hơn. Với những quy định mới, kỳ vọng giải ngân đầu tư công năm 2021 sẽ tốt hơn năm 2020, qua đó tiếp tục góp phần quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng.
Bước sang năm 2021, đâu là những động lực tăng trưởng chủ yếu, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Trần Quốc Phương:
Bước sang năm 2021, dự báo kinh tế nước ta tiếp tục có thuận lợi, đó là sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi rõ, minh chứng là sản xuất công nghiệp tăng trưởng trở lại với mức 2 con số, nông nghiệp duy trì ổn định và giá trị gia tăng cao, dịch vụ có thể tốt hơn, đặc biệt là sự nở rộ của dịch vụ công nghệ số. Lĩnh vực xuất khẩu có thêm kỳ vọng vào FTA mới với Vương quốc Anh vừa được ký kết, ngoài EVFTA và các hiệp định thương mại song phương, đa phương khác. Xét về khía cạnh xuất khẩu, đây chính là thước đo khá chính xác sức khoẻ của sản xuất bởi xuất khẩu là hệ quả của sản xuất. Đến cuối năm 2020, xuất khẩu duy trì tốc độ gia tăng khả quan là động lực tích cực cho tăng trưởng GDP và tiếp tục giữ đà trong năm 2021 này. Một yếu tố nữa là giải ngân đầu tư công năm 2020 rất tốt. Đây sẽ là nhân tố tác động lan toả thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng trong các tháng cuối năm và tạo đà cho năm 2021. Với những yếu tố đó, cùng với giải ngân đầu tư công được thúc đẩy, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mục tiêu đề ra. Tất nhiên, vẫn phải lưu ý tới các yếu tố kìm hãm tăng trưởng, đó là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, căng thẳng thương mại và biến đổi khí hậu.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
- Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 là 282,65 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2019. Trong đó, có 6 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, dẫn đầu là điện thoại và linh kiện với kim ngạch 51,2 tỷ USD. Năm 2020 Việt Nam cũng xuất siêu kỷ lục gần 20 tỷ USD. - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Năm 2021, tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua” (Trích bài phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương ngày 25/12/2020). - Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2021: Năm 2021, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5% (kế hoạch năm 2021 Quốc hội giao là khoảng 6%); GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45 - 47%. |
Tin liên quan
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics