Tăng cường chống tham nhũng tại các dự án ODA của Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản vừa thống nhất tăng cường hơn nữa các hoạt động phòng chống tiêu cực tham nhũng tại các dự án ODA. Ảnh: Internet. |
Tăng cường tính minh bạch của dự án ODA
Năm 2008 đã phát sinh vụ việc đưa và nhận hối lộ trong dự án vốn vay tại TPHCM, tới năm 2014 phát sinh vụ việc đưa hối lộ tại dự án “Xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (tuyến số 1). Những vụ việc tiêu cực này gây quan ngại, làm mất niềm tin của người dân hai nước đối với dự án ODA.
Sau khi vụ việc năm 2014 bị phát giác, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập “Ủy ban Đối thoại Việt Nam - Nhật Bản phòng chống tiêu cực trong các dự án ODA” để làm rõ vụ việc và phòng chống tái phát; xác định các biện pháp phòng chống tái phát tiêu cực và tham nhũng.
Bộ KH&ĐT cho biết, hiện hai bên vừa thống nhất tăng cường hơn nữa các hoạt động phòng chống tiêu cực tham nhũng.
Theo đó, về phía Việt Nam, giải pháp đầu tiên là xây dựng và tăng cường cơ chế phòng chống tái phát. Cụ thể, sẽ tăng cường chia sẻ thông tin về dự án ODA trong nội bộ chính phủ Việt Nam. Bộ KH&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ tổ chức họp định kỳ để chia sẻ thông tin trong Chính phủ Việt Nam về tình hình thực hiện dự án ODA tại Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ làm rõ nhằm nhanh chóng phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng tại các dự án ODA; trường hợp không thuộc thẩm quyền sẽ chuyển vụ việc hoặc hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Việc phòng chống tiêu cực tham nhũng cũng được thực hiện thông qua sửa đổi các luật liên quan, tăng cường kiểm tra dựa trên hướng dẫn về kiểm toán ODA; sửa đổi quy định liên quan đến quản lý nguồn vốn ODA; Chính phủ Việt Nam giao một cơ quan phù hợp, đủ năng lực trực tiếp quản lý các dự án xây dựng do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện.
Chính phủ Việt Nam cũng nhất trí tăng cường theo dõi giám sát dự án, vận dụng nghiêm khắc hơn nữa các biện pháp tăng cường tính minh bạch các thủ tục đấu thầu của các dự án, gồm phòng chống việc tráo đổi bất chính hồ sơ đề xuất; mở rộng sự tham gia của bên thứ 3 vào các thủ tục đánh giá đấu thầu của dự án ODA và tăng cường hậu kiểm. Đồng thời, tác động nhằm xây dựng cơ chế tuân thủ đối với doanh nghiệp.
Loại doanh nghiệp tiêu cực ra khỏi đấu thầu trong một thời gian
Về phía Nhật Bản, quốc gia này sẽ tăng cường vai trò của đầu mối tiếp nhận thông tin tiêu cực tham nhũng. Theo đó, JICA thành lập bộ phận phụ trách phòng chống tiêu cực tham nhũng có sự tham gia của chuyên gia bên ngoài và xử lý các thông tin tiêu cực tham nhũng.
Bên cạnh đó, tăng cường quy định liên quan đến các biện pháp đối với doanh nghiệp liên quan đến tiêu cực, theo đó, sẽ loại các doanh nghiệp liên quan đến tiêu cực ra khỏi đấu thầu trong một thời gian nhất định.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp xử lý liên quan đến đưa hối lộ, cụ thể, quy định tăng gấp đôi thời gian thực hiện các biện pháp xử phạt; không chấp thuận doanh nghiệp là đối tượng của biện pháp này tham gia dự án hợp tác vốn của JICA với tư cách là nhà thầu phụ.
Mức tiền phạt đối với hành vi tiêu cực liên quan đến dự án hợp tác kỹ thuật và công tác khảo sát cũng được tăng lên. Theo đó, đối với các Dự án Hợp tác kỹ thuật và Công tác khảo sát mà phía Nhật Bản (JICA) là cơ quan phát thầu, trong hợp đồng quy định thu mức tiền tương đương 10% tổng giá trị hợp đồng như là tiền phạt khi phá bỏ hợp đồng với công ty nhận thầu khi xác nhận công ty nhận thầu có hành vi tiêu cực.
Thêm vào đó, trong thời gian tới, quy định phạt với mức tương đương 20% giá trị hợp đồng trong trường hợp xác nhận được có hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài.
Tin liên quan
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
07:52 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
JICA hỗ trợ cải thiện môi trường nước và tình trạng ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh
19:31 | 30/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ Nhật Bản đánh giá tích cực hơn về tăng trưởng kinh tế
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics