Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong các cơ quan hành chính Nhà nước: Hô hào là không đủ
Để có cái nhìn sâu hơn liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Hữu Khiển (ảnh), nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Khoa học của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ).
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Chính phủ đã phải ra chỉ thị về một việc gì thì đó hoặc là việc cấp bách, hoặc là việc đã nói nhiều lần mà chưa có sự chuyển biến.
Tuy nhiên, đây là lĩnh vực liên quan đến cán bộ, công chức, con người chứ không phải tình huống cấp bách như lụt bão nên không thể ngay lập tức làm ngay là có kết quả, mà cần đến một quá trình dài nỗ lực, cố gắng của nhiều bên. Hơn nữa, Chỉ thị nêu rõ việc cần làm là tăng cường, chấn chỉnh, nghĩa là phải uốn nắn lại, làm ngay thẳng trở lại. Trong các cơ quan Nhà nước, đó là mặt tác phong, thái độ và ý thức tuân thủ pháp luật, nhận thức được trách nhiệm.
Có một vấn đề ở nước ta hiện nay là quy định pháp lý không thiếu, tuyên truyền giải thích không ít nhưng việc chấp hành vẫn bị coi nhẹ. Hơn nữa, riêng về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ cán bộ, công chức nếu tổng kết lại từ mấy chục năm nay đã có nhiều văn bản, bài phát biểu chỉ đạo của các cấp lãnh đạo chứ không phải đến bây giờ mới có Chỉ thị của Thủ tướng. Do đó, đây không phải xét theo giác độ ý nghĩa, mà có căn nguyên từ cơ chế quản lý.
Với bối cảnh bây giờ, nếu không thay đổi cơ chế quản lý, nhất là dùng người đứng đầu, từ tổ trưởng, trưởng phòng, vụ trưởng, thậm chí cả bộ trưởng, chủ tịch tỉnh thì khó mà thay đổi tận gốc. Vì thế, chúng ta cần tính xa hơn về cơ chế dùng người, điều chỉnh nhân lực mới giải quyết được vấn đề.
Chỉ thị nêu rõ những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại trong các cơ quan Nhà nước, đây là những vấn đề không mới, diễn ra từ nhiều năm nay, theo ông, tại sao những hạn chế này còn tồn tại?
Trong tổ chức của các cơ quan Nhà nước các cấp có nhiều cái tác động tới kỷ luật, kỷ cương. Ở một số cơ quan hành chính, công việc không rõ ràng, không triệt để, quyền và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức cũng chưa được quy định đầy đủ. Vì có người làm đủ số lượng công việc, nhưng chất lượng lại không đạt. Mà trong hành chính, chất lượng chính là chức trách. Người dân không biết ông lãnh đạo A, anh công chức B làm công việc gì mà họ chỉ thấy cơ quan này phục vụ dân tốt hay không tốt.
Có điều lạ là việc tổng kết các kỳ thường rất tốt. Vì trong nhiều cơ quan, việc quy trách nhiệm cho một người không hoàn thành nhiệm vụ có những khó khăn, một phần là do chưa đánh giá cụ thể hiệu quả công việc, có thể do người làm việc yếu đó “quen thân” lãnh đạo, con cháu thủ trưởng cấp trên hay vì quan hệ mà lại được đa số ủng hộ khi bình xét, thậm chí không loại trừ trường hợp biếu xén, hối lộ để “thoát tội”.
Nhìn chung, kỷ cương phải bắt đầu từ cơ chế chung. Ta chọn người, dùng người theo kiểu không khách quan hiện nay không tránh khỏi những hiện tượng nể nang, tiêu cực. Thực tế có nơi đưa người thiếu năng lực, thậm chí đã từng bị kỷ luật về làm lãnh đạo, thuyên chuyển từ chỗ này lên làm lãnh đạo chỗ khác. Điều này chính Đảng và Nhà nước đã nhận định và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần chấn chỉnh. Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân thực tế khiến việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức không đơn giản.
Chỉ thị có yêu cầu sự tuân thủ đến từng cán bộ, công chức, viên chức và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, bởi thực tế, khi xảy ra sai sót, nhiều trường hợp đổ tội cho "quy trình" và xin "rút kinh nghiệm". Để làm được điều này, theo ông, cá nhân cán bộ, công viên chức phải có những thay đổi như thế nào?
Tôi cho rằng việc dùng người ở nước ta còn nặng tình, gia đình chủ nghĩa, thiếu coi trọng nhân tài. Trong các cuộc họp, hội nghị, tổng kết thì nhấn mạnh mọi thứ kỷ cương, nhưng khi đi vào tình huống cụ thể, mọi việc lại khác. Do đó, để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước phải nâng cao quyền và trách nhiệm của người đứng đầu nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
Đặc điểm của hành chính là mệnh lệnh. Trên bảo dưới phải chấp hành. Nhưng trên muốn bảo được thì phải gương mẫu, phải hiểu việc để biết ai làm tốt, ai chây lười bê trễ công việc để có biện pháp xử lý. Ngoài ra, họ phải biết tổ chức công việc, chí công vô tư, trung thực khách quan. Với hiện trạng các cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay, tốt xấu đều có nên cần sự tổng kết lại, cần đánh giá sắp xếp lại. Phải có những đánh giá năng lực thật sự, để ai làm tốt thì khen thưởng, ai chưa tốt thì phải rèn luyện thêm, học tập thêm hoặc giảm thu nhập để răn đe, thậm chí thuyên chuyển, cho thôi việc.
Tôi cho rằng, để thay đổi đến từng cá nhân người làm công tác hành chính, nếu cứ hô hào, tuyên truyền kiểu cũ thì không hiệu quả, vẫn sẽ “dậm chân tại chỗ” mà cần sự đổi mới thực sự, phải có những hành động thực tế. Tất nhiên, giải pháp không phải là “mai làm ngay, kết quả luôn” mà phải có thời gian, lộ trình, chấn chỉnh từng bước, từng phần rồi mới đến tổng thể.
Nhiều ý kiến cho rằng, bộ máy hành chính của nước ta còn cồng kềnh, dựa vào “quan hệ” nhiều hơn năng lực. Chỉ thị đã yêu cầu tinh giản biên chế thiếu năng lực, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Tinh giản cán bộ là hành động quá đúng rồi. Nhưng không thể làm theo cách lâu nay đã làm, như thế vẫn chưa hiệu quả. Theo tôi, việc này cần bổ sung thêm một vài phương pháp.
Đầu tiên trong quá trình tinh giản, hãy hỏi những người đủ năng lực, có khả năng làm lãnh đạo rằng nếu họ vào vị trí đó thì họ cần bao nhiêu người để hoàn thành nhiệm vụ. Người nào dùng ít người hơn thì giao cho người đó, nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để tuyển mới nhân lực ở vị trí lãnh đạo, dùng ít người là một tiêu chí ưu tiên tuyển dụng, nếu các tiêu chuẩn khác của họ đã đủ. Bên cạnh đó, việc tinh giản phải thực hiện đồng bộ từ cơ quan hành chính các cấp từ trên xuống dưới, trong cả Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức Đảng, đoàn thể… những nơi có công chức… Nếu không sẽ không có kết quả thực sự chất lượng.
Theo ông, cần giải pháp gì để đẩy nhanh việc thực hiện Chỉ thị?
Tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một Chính phủ liêm chính, hành động, vì nhân dân phục vụ. Xã hội nước ta hiện nay vẫn còn nhiều trì trệ, nên việc chấn chỉnh là điều cần thiết và phải quyết tâm thực hiện một cách triệt để.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả thực chất, nhanh chóng, Chỉ thị và hô hào là không đủ, Chính phủ và Nhà nước cần ban hành thêm các chế tài kỷ luật nghiêm minh, thiết lập thành thể chế để tăng tính răn đe, tăng cường trọng trách lên từng cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics