Tăng mạnh điện gió và điện mặt trời, lo rã lưới, mất điện diện rộng
Thi nhau bổ sung dự án điện gió nhưng thực hiện vô cùng khiêm tốn | |
Bộ Công Thương đề xuất kéo dài giá FIT điện gió đến hết năm 2023 | |
Cần chính sách tín dụng mạnh mẽ hơn cho năng lượng tái tạo |
Định hướng phát triển nguồn điện giai đoạn 2031-2045, các nguồn điện gió và mặt trời cũng sẽ được phát triển mạnh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Giảm điện than, tăng điện tái tạo
Tại dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong giai đoạn đến 2030, chương trình phát triển nguồn điện có những thay đổi lớn.
Đó là phát triển với quy mô lớn nguồn điện gió, điện mặt trời (công suất nguồn điện gió gấp 3 lần và điện mặt trời gần gấp 2 lần so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh); chỉ tiếp tục xây dựng các dự án nhiệt điện than đang xây dựng và đang xúc tiến đầu tư để có thể vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025...
Bộ Công Thương nêu rõ, phát triển mạnh mẽ điện gió từ công suất khoảng trên 600 MW năm 2020 lên đến hơn 11.000-12.000 MW năm 2025 và hơn 18.000-19.000 MW năm 2030. Tỷ trọng điện gió chiếm 11% tổng công suất đặt năm 2025 và 13% tổng công suất đặt năm 2030.
Phát triển điện mặt trời từ công suất khoảng 17.000 MW giai đoạn 2020-2025 lên gần 19.000-20.000 MW năm 2030. Tỷ trọng điện mặt trời chiếm 17% tổng công suất đặt năm 2025 và chiếm 14% năm 2030.
Cơ cấu công suất nguồn điện có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than từ 34% năm 2020 xuống còn 27% vào năm 2030. Đặc biệt, trong giai đoạn này không phát triển thêm nhiệt điện than mới ngoài các nhà máy nhiệt điện than đang trong quá trình xây dựng và đang xúc tiến đầu tư để có thể vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025.
Thay vào đó, Bộ Công Thương muốn phát triển mạnh mẽ nguồn điện sử dụng khí từ 7GW năm 2020 lên 13,5GW năm 2025 và 28-33GW năm 2030. Tỷ trọng nguồn điện khí tăng từ 15% năm 2020 lên 21-23% năm 2030.
Định hướng phát triển nguồn điện giai đoạn 2031-2045, các nguồn điện gió và mặt trời cũng sẽ được phát triển mạnh, với tỷ trọng công suất lên tới trên 42% vào năm 2045.
Hóa giải thách thức
Dù xác định rõ định hướng là thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, song Bộ Công Thương cũng nêu rõ, đây là loại hình năng lượng có tính bất ổn cao, có những tác động mạnh đến hệ thống điện.
Với đặc điểm thay đổi năng lực phát điện (công suất) nhanh, không kiểm soát, điều khiển được, điện gió sẽ gây ra dao động đáng kể tới hệ thống điện mỗi khi gió biến thiên hoặc ngừng.
Nếu các nguồn điện khác không được đầu tư thêm để thay thế tại các thời điểm đó, hoặc các nguồn điện hiện có không được điều chỉnh tăng (hay giảm) công suất kịp thời để bù - trừ trong khi có điện gió và điện mặt trời tham gia, hệ thống điện sẽ mất cân bằng nguồn cấp và phụ tải tiêu thụ.
“Khi đó, điện áp và tần số hệ thống điện sẽ trượt ra ngoài chỉ số định mức cho phép và các hệ thống bảo vệ kỹ thuật sẽ tác động, hậu quả nặng nề là có thể rã lưới, mất điện trên diện rộng”, Bộ Công Thương cảnh báo.
Trước những bất ổn của nguồn điện mặt trời, điện gió, dự thảo Quy hoạch điện VIII nêu rõ cần có nguồn phát điện dự phòng khác để huy động khi nguồn điện gió, mặt trời biến thiên nhanh hoặc đột ngột dừng.
Để đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, không sụt điện áp, tần số thì cần có lượng công suất sẵn sàng gần tương đương với tổng công suất các nguồn điện mặt trời, điện gió tham gia. Điện khí sẽ được đẩy mạnh đầu tư, để sẵn sàng cung ứng khi nguồn điện mặt trời, điện gió đột ngột suy giảm.
Mặt khác, để có thể chủ động điều khiển các nguồn điện thay thế, hoặc điều khiển chính các nguồn điện mặt trời, điện gió khi có bất thường, đơn vị vận hành hệ thống điện cần phải có biện pháp, công cụ, năng lực dự báo chính xác sự thay đổi của tốc độ gió, sự tăng giảm bức xạ mặt trời trong ngày, trong tuần... ngay cả khi đã có đủ nguồn dự phòng.
Bộ Công Thương cũng đề ra loạt biện pháp khác để không xảy ra các tác động xấu, nguy hại đến hệ thống điện và thúc đẩy phát triển các nguồn điện mặt trời, điện gió. Cụ thể, cần cho nghiên cứu để áp dụng lắp đặt các pin dự trữ, nạp điện khi nguồn điện mặt trời, điện gió vượt cao hơn nhu cầu phụ tải và phát điện ra khi các nguồn này ngừng vận hành...
Tin liên quan
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
09:06 | 22/08/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội phát triển thiết bị điện năng lượng tái tạo “made in Vietnam”
08:23 | 30/07/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
Hải quan Cao Bằng hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do bão lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics