Tăng trưởng năm 2022 có thể đạt trên 6,5% nếu kiểm soát được dịch Covid-19
Bình ổn mặt bằng giá để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | |
Nhận diện những rào cản của tăng trưởng kinh tế 2022 | |
Để không "lỡ nhịp" phục hồi nền kinh tế |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Cần giải ngân đầu tư công đúng kế hoạch
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) đánh giá, đại dịch ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế-xã hội, song Việt Nam còn nhiều tiềm năng, cơ hội để tăng tốc phát triển: nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao; thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu đang phục hồi mạnh. Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 14 FTA đã có hiệu lực.
Đồng tình với 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó có chỉ tiêu tăng GDP 6 - 6,5%, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh: “Nếu kiểm soát được dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng có thể còn cao hơn nữa".
Để đảm bảo tăng trưởng, ông Trần Hoàng Ngân đề xuất giải ngân đầu tư công đúng kế hoạch và hiệu quả. Năm 2021, kế hoạch đầu tư công là 477.300 tỷ đồng nhưng đến nay chỉ mới giải ngân được 65%, còn trên 160.000 tỷ đồng cần tập trung giải ngân để tạo đà phát triển cho giai đoạn tới.
Năm 2022, kế hoạch đầu tư công lên đến 526.100 tỷ đồng. Nhận định đây vừa là cơ hội, vừa là thử thách lớn, ông Ngân cho rằng cần chú ý đến yếu tố giải ngân và xem xét ưu tiên đầu tư các khu vực trọng tâm, trọng điểm có tính lan tỏa để góp phần tăng nguồn thu ngân sách trong giai đoạn tới.
Tham gia thảo luận, dành nhiều sự quan tâm tới nội dung phục hồi sản xuất của doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM) cho biết, trong làn sóng dịch thứ 4, TPHCM bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Số ca nhiễm chiếm tới 44% cả nước, số ca tử vong chiếm 75%, thời gian giãn cách xã hội kéo dài nhất, gần 4 tháng.
Thực hiện phương châm "ai ở đâu ở đấy" nên hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ được duy trì ở mức tối thiểu. 99% doanh nghiệp không hoạt động, bị giảm và mất thu nhập trong hơn 3 tháng. Do đó tăng trưởng của TPHCM bị ảnh hưởng nặng nề, dự báo là âm 5%.
Ông Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị dành khoảng 4% GDP để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau đại dịch; đồng thời đề xuất Quốc hội cho phép chuyển vốn đầu tư công không thể chi hết trong năm nay sang để hỗ trợ các doanh nghiệp và phòng chống dịch. Như vậy, "đoàn tàu” kinh tế TPHCM, Hà Nội, cả nước sẽ được tăng tốc.
Cần có "vắc xin" chống bệnh trì trệ
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội chiều nay là công tác chống dịch.
Đại biểu Phạm Nam Tiến (đoàn Đắk Nông) đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về vấn đề nhiều địa phương chưa làm tốt công tác thông tin, truyền thông. Việc đưa ra văn bản hướng dẫn ở nhiều nơi còn làm cho người dân bị động, bất ngờ, không có thời gian thích ứng.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Theo ông Tiến, một phần nguyên nhân là sự chưa thống nhất giữa một số bộ, ngành liên quan về chính sách, biện pháp chống dịch, quy mô vùng dịch và các biện pháp hành chính. Điều này khiến nhiều địa phương gặp khó, không có phương án sau giãn cách.
Bên cạnh đó, thiếu vắng kế hoạch tổng thể và quan điểm ứng xử với dịch bệnh ở tầm quốc gia, dẫn tới nhiều địa phương chủ làm theo các quy định riêng, không đồng bộ, không hợp tác với địa phương khác. Các số liệu chuyên môn ít chất liệu, ít phân tích khiến thông tin nhiều trường hợp gây ra sự hoang mang.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cũng nhấn mạnh, sự thẳng thắn, nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, các khâu còn yếu kém tại kỳ họp này có ý nghĩa rất lớn khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khiến một số địa phương phải nâng cấp độ nguy cơ những ngày qua.
Bà Hoa đề cập tới sự chậm trễ trong một số quyết sách và dẫn chứng, khi tiếp xúc cử tri hồi tháng 5/2021, nhiều người chất vấn các ứng cử viên là "tại sao Chính phủ không quyết liệt phòng chống dịch bệnh trước dịp lễ 30/4 và 1/5?".
Gần đây là câu chuyện một lực lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành phía Nam dùng phương tiện cá nhân, thậm chí đi bộ về quê, trong khi hệ thống giao thông công cộng "đắp chiếu". Theo bà, điều này cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước.
Những hạn chế trên cho thấy còn nhiều lỗ hổng trong công tác điều hảnh quản lý. "Nguyên nhân của sự chậm trễ đó có thể do công tác dự báo thiếu chính xác về thông tin dữ liệu hoặc chủ quan trong đánh giá tình hình. Hoặc có thể do thái độ làm việc chưa công tâm, mượn quy trình né trách nhiệm. Nhưng hơn cả, theo tôi là vai trò tổng chỉ huy của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương", bà Hoa nhấn mạnh.
Vị đại biểu tỉnh Đồng Tháp đề nghị Chính phủ cần phân tích kỹ những bài học về công tác điều hành, quản lý. Cùng với vắc xin Covid-19, Chính phủ cần có "vắc xin" khác chống bệnh trì trệ, né tránh trách nhiệm, cục bộ. Đó chính là giải pháp để cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ liêm chính, hành động, vì dân.
Đồng thời, bà Hoa chuyển mong muốn của cử tri đến Chính phủ là triển khai nhanh, hiệu quả các gói hỗ trợ để doanh nghiệp, người dân sớm khôi phục phát triển sản xuất kinh doanh; tháo gỡ vướng mắc lưu thông hàng hóa, lương thực thực phẩm; đẩy nhanh tiêm vắc xin cho các địa phương để hạn chế nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Tin liên quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform