Tạo “sân chơi” bình đẳng cho thị trường vàng
PGS.TS. Ngô Trí Long |
Ông đánh giá như thế nào về công tác điều hành, quản lý thị trường vàng hiện nay?
Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính tiền tệ. Cơ quan quản lý thị trường vàng là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều chỉ đạo, thực hiện các giải pháp hiệu quả nhằm quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; trong đó có việc tiếp tục củng cố quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước bao gồm ngoại tệ và vàng, hạn chế tình trạng đô-la hóa và vàng hóa, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam…
Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định 24 nhấn mạnh một số nội dung quan trọng, như NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng miếng, nên thương hiệu vàng SJC trở thành thương hiệu vàng duy nhất và thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Việc sản xuất vàng miếng chỉ được thực hiện theo hạn mức do NHNN cấp từng lần. Hơn nữa, Nghị đinh 24 đã thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua bán vàng miếng; quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động sản xuất mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ…
Với những quy định nêu trên và quá trình thực thi cho thấy, từ khi có Nghị định 24 thì thị trường vàng trong nước đã ổn định, không còn “cơn sốt” giá vàng và vàng không còn là công cụ thanh toán trong nền kinh tế. Tuy nhiên đã qua hơn 10 năm thực hiện, một số quy định của Nghị định đã bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp và cần phải thay đổi.
Xin ông cho biết rõ hơn về những bất cập này?
Từ góc độ Nhà nước, Việt Nam đang quản lý thị trường vàng theo kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Điều này chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới rất cao, đặc biệt là vàng SJC, tạo ra tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng. Hơn nữa, NHNN điều tiết thị trường bằng hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất của doanh nghiệp..), dẫn đến bế tắc trong sản xuất lưu thông nên đã tạo ra khan hiếm cung - cầu giả, dẫn tới chênh lệch về giá. Cùng với đó, việc không cho phép giao dịch vàng kỳ hạn, chỉ cho phép giao dịch vàng vật chất gây tốn kém ngoại tệ nhập khẩu và tăng chi phí, đồng thời chưa thể huy động được một lượng lớn vàng trong dân.
Từ góc độ tổ chức, hiện các doanh nghiệp không bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi không được cấp phép nhập khẩu vàng, trong khi nhu cầu ngày càng tăng.
Từ góc độ người tiêu dùng, việc độc quyền một thương hiệu miếng SJC khiến người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác – dù chất lượng như nhau - với giá rẻ hơn, có thời điểm chênh lệch tới gần 15 triệu đồng/lượng.
Khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới quá cao đã “khuyến khích” vàng nhập lậu, chảy máu ngoại tệ trong khi thất thoát thu ngân sách. Chỉ cần gõ từ khoá “buôn lậu vàng” trên Google thì có thể thấy hàng loạt bài báo phản ánh các phi vụ buôn lậu vàng lớn nhỏ qua biên giới. Tình trạng này đặc biệt nóng và gia tăng khi chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quá cao, duy trì thời gian lâu như hiện nay.
Từ những vấn đề trên, theo ông, cơ quan quản lý cần có những thay đổi ra sao để nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng?
Hệ quả của quản lý theo phương thức như hiện nay là thị trường vàng trong nước đang đi thụt lùi so với thế giới, nên cần thay đổi tư duy cùng những giải pháp căn cơ và mang tính chiến lược. Sự e ngại của nhà quản lý là việc thay đổi cơ chế quản lý thị trường, để phù hợp với thông lệ quốc tế, nếu quản lý không tốt sẽ làm cho thị trường vàng bất ổn. Sự e ngại này là cần thiết, nhưng vẫn cần tin tưởng và mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng.
Theo đó, chúng ta cần hướng tới phát triển một thị trường lành mạnh và hạn chế đầu cơ vàng. Cùng với đó, việc khuyến khích thị trường vàng trang sức - mỹ nghệ như một ngành sản xuất hàng hóa, có cạnh tranh lành mạnh được xem là yếu tố cần thiết. NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng, mà không nên tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp, cần tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Hơn nữa, thị trường vàng Việt Nam phải liên thông với thị trường vàng thế giới, phải loại bỏ yếu tố giá cách biệt như hiện nay bằng giải pháp thị trường. Các cơ quan quản lý phải dần chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng kỳ hạn, giao dịch trên một trung tâm giao dịch tập trung, chẳng hạn như Sở Giao dịch hàng hóa giao dịch mặt hàng vàng. Cùng với đó là tạo cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thông dụng trên thị trường quốc tế…
Do vậy, NHNN cần sửa đổi Nghị định 24 để loại bỏ những bất cập hiện nay. Việc sửa đổi cần đánh giá kỹ lưỡng, xem xét kỹ các ý kiến, cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan và có sự đồng thuận trong xã hội. Theo tôi, việc quản lý thị trường vàng là quá trình vừa làm, vừa thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Chính sách và các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng cần linh hoạt với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, không có một chính sách, một biện pháp nào đúng cho mọi giai đoạn. NHNN cần nhận thức được sự chuyển động và đòi hỏi không ngừng của nền kinh tế, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu quản lý với lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt kiểm tra, phát hiện 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm
16:36 | 31/08/2024 An ninh XNK
Khởi tố bị can trong vụ vận chuyển trái phép hơn 1,1 kg vàng tại Quảng Trị
10:39 | 09/08/2024 An ninh XNK
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
Cơ hội có một không hai của DN ngành công nghiệp hỗ trợ
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform