Buôn lậu vàng sẽ tăng lên khi chênh lệch giá ở mức cao
Hiện nay, giá vàng trong nước vẫn đang neo ở mức cao, trong khoảng 74 – 76,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Đặc biệt, chênh lệch giữa giá vàng SJC với giá vàng thế giới theo quy đổi thì vẫn lên tới 15 triệu đồng mỗi lượng. Hơn nữa, thị trường vàng vào thời điểm cuối năm 2023 đã có nhiều diễn biến phức tạp, dao động tăng – giảm trong phiên với biên độ mạnh.
Vì thế, ngày 27/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Công điện 1426/CĐ-TTg về các giải pháp quản lý thị trường vàng với những yêu cầu, nhiệm vụ rất quyết liệt, đồng bộ và cụ thể đối với các bộ, ngành chức năng, trong đó nhấn mạnh yêu cầu: "Dứt khoát không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia".
Tọa đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững”. |
Tại tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào ngày 25/1, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã nhấn mạnh, thị trường vàng trong nước chưa có sự liên thông với thị trường vàng thế giới.
Theo đó, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đưa ra quy định rất chặt chẽ, Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Nhà nước lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Trong khi tâm lý của người dân Việt Nam là tích trữ vàng để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro.
Vì thế, GS.TS. Hoàng Văn Cường nêu, cung không có mà cầu có thực thì đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng. Thị trường vàng trong nước lại không có hoạt động xuất nhập khẩu để điều tiết, để nếu trong nước giá cao thì chúng ta nhập khẩu vào, còn nếu trong nước giá thấp, thế giới giá cao thì xuất khẩu ra để cân bằng.
“Như vậy, chúng ta không cân bằng được giữa thị trường vàng trong nước và thế giới, dẫn đến tình trạng giá vàng thế giới có thể tăng một chút nhưng giá vàng trong nước lại tăng rất cao, có những thời điểm tăng đến 20 triệu đồng một lượng”, GS.TS. Hoàng Văn Cường cho biết.
Với tình trạng trên, vị chuyên gia này cho rằng sẽ “sinh lợi” cho hoạt động nhập lậu vàng. Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng thì sẽ buôn lậu, bởi lợi nhuận càng cao, tình trạng buôn lậu sẽ diễn ra càng lớn do so với xác suất bị bắt và lợi nhuận thu được thì lợi nhuận vẫn bù đắp được. Buôn lậu tăng lên không những gây thất thu thuế, không tạo ra một thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng mà còn dẫn đến tình trạng thất thoát về ngoại tệ.
Cũng với quan điểm này, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho hay, Nghị định 24 đã phát huy tốt giá trị trong những thời điểm thị trường vàng “lộn xộn”, tránh tình trạng “vàng hóa”, nên hiện tại người dân đã không dùng vàng làm phương tiện thanh toán.
“Theo chủ trương của Nhà nước là tập trung vào sản xuất trang sức để tăng giá trị thặng dư, tập trung vốn vào sản xuất và xuất nhập khẩu, thì phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay. Nếu duy trì việc độc quyền SJC thì sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng”, ông Nguyễn Thế Hùng nêu rõ.
Theo các chuyên gia, tại nhiều quốc gia trên thế giới, các ngân hàng Trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng bởi quan điểm vàng cũng là một loại hàng hóa thông thường, nên các ngân hàng Trung ương chỉ quản lý về ngoại hối, điều tiết các dòng tiền ngoại tệ, đồng thời đóng vai trò quản lý dự trữ quốc gia, điều phối vàng như là một tài sản để dự trữ quốc gia, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Ngoài ra, không chỉ tại tọa đàm hôm nay mà từ một vài năm trước, nhiều khuyến nghị đã cho rằng cần loại bỏ vị thể “một mình một chợ” của vàng SJC, để nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Cùng với đó là phải cải thiện vấn đề liên thông giữa thị trường trong nước và quốc tế, nhất là về xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, xuất nhập khẩu hàng hóa là vàng thì phải có phương thức quản lý phù hợp. Không phải cứ duy trì một cơ chế như trước đây là cấp phép, cấp quota theo dạng "xin-cho" mà có thể sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết quan hệ xuất nhập khẩu. Vị này cũng nhấn mạnh phải quản lý để tránh tình trạng ồ ạt dùng ngoại tệ nhập vàng vào mục đích khác, làm mất cân đối ngoại tệ, mất khả năng điều hành tỷ giá.
Tin liên quan
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics