Thăm lại căn cứ Thông tấn xã giải phóng
Còn nhớ vào mùa hè năm 1972 - “mùa hè đỏ lửa”- với chiến sự đang diễn ra rất ác liệt ở tỉnh Quảng Trị, hàng ngàn sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội thuộc thế hệ Nguyễn Văn Thạc, vội vã gác bút nghiên lên đường đi chiến đấu, còn chúng tôi: 149 anh em sinh viên đang chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp thì được chọn vào học lớp phóng viên chiến trường. Đây là khóa đào tạo phóng viên đông nhất, được đánh giá là chất lượng nhất thời đó (vì toàn sinh viên Đại học) và là lớp phóng viên cuối cùng của cơ quan TTX chi viện cho chiến trường miền Nam trong giai đoạn quyết định nhất.
Sau 6 tháng học, ngày 16-3-1973, 108 anh chị em chúng tôi lên đường vào Nam, những người còn lại làm công tác biên tập và thường trú ở miền Bắc. Ngày ấy, chúng tôi hăm hở lên đường trong không khí Hiệp định Paris vừa được ký kết (ngày 27-1-1973) với khí thế “cùng hành quân đi giữa mùa xuân”.
Đường về cứ xưa- nay
Nếu như trước đây, phải hành quân 3 tháng ròng rã từ Hà Nội vượt gần 2.000 cây số đường Trường Sơn đầy gian khổ mới tới được căn cứ TTX, thì ngày 16-3 năm nay, chúng tôi chỉ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ là vào đến cơ quan TTXVN khu vực phía Nam tại TP Hồ Chí Minh. Tôi từ Vũng Tàu về nhập với đoàn cũng mất khoảng thời gian như vậy. Và nếu đoàn đi ngay, thì sẽ lên thăm căn cứ rồi trở về Thành phố trong ngày, nghĩa là từ 3 tháng hành quân trước đây từ HN vào căn cứ, nay chỉ diễn ra trong vòng một ngày!
Gặp nhau thật mừng khôn xiết bởi vì, có người “bặt vô âm tín" mấy chục năm nay, giờ mới thấy mặt. Còn gặp được nhau “tay bắt, mặt mừng”, gọi nhau bằng tên là niềm vui lớn nhất trong chúng tôi. 40 người trong số 108 người đi B trước đây, nay trở lại căn cứ quả là con số ít ỏi, nhưng đó cũng là sự cố gắng rất lớn của chính anh chị em, bởi vì trong số những người còn lại không đi đã có hơn 10 người hy sinh hoặc mất vì bệnh tật, hàng chục người khác đang vật vã chiến đấu với vết thương tái phát, với các căn bệnh hiểm nghèo, nhiễm chất độc da cam và một số vì hoàn cảnh nào đó không đi được.
Từ TP Hồ Chí Minh, chúng tôi lên căn cứ theo đường 22, vừa đi vừa ngắm cảnh, 3 tiếng sau, chúng tôi tới căn cứ. Gần tới căn cứ là ngã ba Lò Gò với đường nhựa, hai bên phố có nhiều nhà cửa.
Tác giả (bên phải) tại Di tích Trung ương Cục miền Nam. |
Nơi đây từng là địa danh nổi tiếng và hằn sâu trong ký ức chúng tôi. Hồi đó, Lò Gò chỉ là ngã ba đường đất đỏ nhỏ hẹp, bị xe tải cày nát nên “mưa lầy, nắng bụi” với vài cái lán chứa hàng, một “bãi khách” (nơi tập kết của các đơn vị bộ đội, dân chính từ Bắc vào) và cạnh đó là nơi đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông, chỉ rộng khoảng 20 mét. Vậy mà khi ta giải phóng vào cuối năm 1972, các hãng tin phương Tây, đều gọi Lò Gò là “Thành phố Lơ Go”! Còn chúng tôi, mỗi khi từ căn cứ, đi xe đạp vượt khoảng 20 km đường rừng ra đây để nhận thực phẩm hoặc mua rau và hàng tạp hóa (của dân từ vùng tạm chiếm đưa ra), đều cảm thấy như đến một chân trời mới, quang đãng hơn, sáng sủa, nhộn nhịp hơn, không mịt mùng một màu xanh cây rừng như trong cứ!
Mặt sau của tấm bia kỷ niệm
Từ Lò Gò, theo đường 22 B của khu rừng quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc xã Tâm Bình, giáp với biên giới Campuchia và qua trạm kiểm lâm của rừng quốc gia, chúng tôi về đến "nhà của mình”, đó là căn cứ TTXGP trước đây. Khi xe dừng, chúng tôi vội vã đỡ nhau bước xuống, đến bên tấm bia có logo Thông tấn xã Việt Nam ngắm nhìn và chụp ảnh. Từ năm 1976, TTXGP hợp nhất với Việt Nam Thông tấn xã thành TTXVN.
Sau một phút im lặng, kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm nhang tưởng nhớ những đồng nghiệp đã hy sinh vì sự nghiệp Thông tấn, chúng tôi tỏa ra xung quanh, định đi tìm căn cứ “B của mình” trước đây (tên chung của cả cơ quan TTXGP là B7, trong đó, chia ra các bộ phận thành các B nhỏ hơn) nhưng không được bởi không còn lối mòn và không định hình được vị trí nơi đặt bia ở đâu trong cơ quan trước đây.
Nhìn khu rừng phía sau tấm bia, tôi trầm ngâm nhớ lại cách đây 42 năm, sau 3 tháng hành quân ròng rã, tuy mệt mỏi, có người bị thương, có người đã mãi mãi nằm lại trên đường hành quân, nhưng chúng tôi- ai cũng cảm thấy phấn chấn khi đến được căn cứ “Ông Cụ” và được đón tiếp đầm ấm như người nhà. Tuổi trẻ hăng hái, sôi nổi, sức khỏe nhanh chóng hồi phục, chúng tôi bắt tay ngay vào việc chặt cây, kiếm lá trong rừng (phải chặt cây và hái lá xa cứ vài cây số để bảo vệ bí mật căn cứ), để tự làm lấy nhà ở. Tất cả đều mới mẻ từ cầm dao chặt cây, đục lỗ làm kèo, chằm lá trung quân để lợp nhà đến đào hầm tránh bom, đóng giường, bàn làm việc, chúng tôi đều hoàn thành nhanh chóng. Chúng tôi tự hào mang tính “tiểu tư sản” (hồi đó sinh viên, trí thức bị coi là tầng lớp tiểu tư sản) cho rằng: đã là sinh viên, có kiến thức, từng trải qua gian khổ trong những ngày sơ tán ở miền Bắc, thì không việc gì là không làm được!
Chưa đầy một tháng sau, hàng chục căn nhà cá nhân và cả hội trường, nhà ăn trong B đều đã hoành thành. Từ vị trí căn nhà mình ở, các nhà xung quanh, giếng nước, bếp ăn, hội trường và cả rẫy trồng rau của B vẫn hiện lên rõ nét trong tôi. Mở rộng tầm nhìn ra cả cơ quan là khoảng 100 căn nhà khác của các B, có cả sân bóng chuyền, Hội trường rộng lớn chứa cả trăm người trong những ngày hội họp hay tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn của cơ quan.
Trong số các cán bộ lão thành xây dựng, quản lý cơ quan TTXGP, ai cũng nhắc đến đồng chí Võ Nhân Lý (Vũ Linh) - người Thủ trưởng đầu tiên, nguyên Phó Giám đốc VNTTX, vào R đầu năm 1965. Ông đã để lại tấm gương cao đẹp cả về đạo đức và nghiệp vụ. Đặc biệt, chính sự nhạy bén của ông đã cứu được sinh viên yêu nước Lê Hồng Tư và 4 người khác khỏi bị xử bắn.
Đó là vào chiều 30-9-1965, trên đường hành quân về căn cứ Tây Ninh, khi hay tin ngày hôm sau (1-10-1965), Mỹ ngụy sẽ hành quyết 5 người yêu nước ở Sài Gòn, trong đó, có sinh viên Lê Hồng Tư, đồng chí đã cho hạ trại, căng tăng ni-lông che máy phát (vì trời đang mưa to), đăm chiêu suy nghĩ và đọc trực tiếp một bản tuyên bố của TTXGP cho điện báo phát đi. Bản Tuyên bố đã buộc bọn Mỹ và tay sai: phải bảo đảm tính mạng của những người yêu nước bị bắt trên và phải ngay lập tức trả lại tự do cho họ, nếu không Mặt trận Dân tộc giải phóng MNVN sẽ áp dụng những biện pháp trừng trị đích đáng. Bọn xâm lược Mỹ và tay sai sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do hành động trái phép của chúng gây ra.
Chính nhờ bản tuyên bố phát ngay trên đường hành quân đó, qua các Đài phát thanh Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp sóng phát đi, sáng hôm sau, nghe theo lệnh của Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn đã phải đình chỉ việc hành quyết những người yêu nước kể trên...
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform