Thế trận lòng dân- giải pháp gốc rễ để giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, độc lập dân tộc, chủ quyền của các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức mới mà chúng ta vẫn gọi là mối đe dọa ANPTT. Xin ông cho biết đôi điều về các mối đe dọa này và Việt Nam chúng ta hiện đang phải đối mặt với vấn đề này ra sao?
Trong đầu tư phát triển kinh tế dứt khoát cần tính toán đầy đủ các mục tiêu, trước hết là mục tiêu kinh tế, sau đó là mục tiêu xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng… và đặc biệt, phải xem xét đến vấn đề sâu xa nhất, là có hợp lòng dân không. |
Với tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng khôn lường của nó, vấn đề ANPTT ngày càng được thế giới quan tâm sâu sắc. Vì thế, nhận thức và giải quyết đúng đắn các vấn đề ANPTT hiện nay là nội dung có ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với hoà bình, ổn định và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và quốc tế. Đây là một vấn đề mới, xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều kể từ sau Chiến tranh Lạnh, nhất là sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ.
Đối với nước ta, ngay từ rất sớm, từ năm 1998, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị khoá VIII về Chiến lược an ninh quốc gia đã cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức đối với an ninh quốc gia của Việt Nam, trong đó, có vấn đề ANPTT. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và từng bước đề ra những chủ trương, đối sách thích hợp đối với ANPTT và gắn các chủ trương, đối sách đó với các quan điểm, tư duy đổi mới kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Thưa ông, các mối đe dọa, thách thức phi truyền thống đó đã và đang có những tác động mạnh mẽ và nguy hiểm như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam?
Hiện nay, xu thế ANPTT ngày càng nghiêm trọng, gia tăng, phức tạp, đan chéo lẫn nhau với an ninh truyền thống. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Ví dụ năm 2015, Việt Nam phát hiện 8.900 vụ vi phạm môi trường với hơn 1.200 tập thể cá nhân vi phạm. Tội phạm ngân hàng ngày càng phức tạp có thể gây thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng, và nguy hiểm hơn là gây thiệt hại về lòng tin, mối quan hệ quốc tế trong hợp tác kinh doanh. Tội phạm xuyên quốc gia cũng đang có xu hướng gia tăng, cụ thể là buôn người và buôn bán nội tạng. Việt Nam cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, biện pháp cứng rắn. Các tội phạm lợi dụng công nghệ cao cũng đang nổi lên tại Việt Nam, với các hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản, dùng thẻ giả để rút tiền trong cây ATM, tấn công để lấy cắp các tài liệu mật của Đảng và Nhà nước, hoặc vụ tấn công mạng sân bay tại Việt Nam vừa qua... Những vụ lợi dụng công nghệ cao để tấn công này đang có xu hướng phát triển, rất nguy hiểm, những vụ đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng, ngày càng nhiều vụ lừa đảo qua mạng…
Có một vấn đề nữa theo tôi cũng được coi là vấn đề ANPTT rất quan trọng của Việt Nam, đó là vấn đề an ninh vùng trời và biển đảo. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức to lớn, không chỉ riêng đối với Việt Nam mà là của khu vực, thế giới. Bởi khi những biện pháp giải quyết không phù hợp, quá khích có thể dẫn tới những thảm họa. Quan điểm của chúng ta là giải quyết xung đột trên cơ sở lợi ích song phương, bằng giải pháp hòa bình, giữ gìn hòa bình làm trọng, phương châm kiên quyết và kiên trì, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực và quốc tế. Nhưng cũng phải khẳng định, kiên quyết và kiên trì, hòa bình và ổn định không chỉ phụ thuộc vào chúng ta mà còn phụ thuộc vào đối tác và đối tượng của chúng ta có chấp nhận hay không. Chúng ta không mong điều này, nhưng bước đường cùng, nếu chiến tranh buộc phải nổ ra thì Việt Nam sẵn sàng chấp nhận và cuộc chiến đó là cuộc chiến để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền lãnh thổ. Sẽ không có câu chuyện của Gạc Ma lặp lại. Muốn đối phó hiệu quả với thách thức này, trước hết phải nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, tiềm lực kinh tế, tăng cường mở rộng mối quan hệ đối tác.
Hợp tác với các nước và khu vực là một trong những biện pháp quan trọng trong công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền trước những thách thức phi truyền thống. Theo ông, vấn đề nhận diện “đối tác và đối tượng” cần phải được lưu ý như thế nào trong quá trình hợp tác nhằm phát huy hiệu quả của biện pháp này?
Việc nhận diện các khái niệm đối tác - đối tượng đã được Đảng và Nhà nước chỉ rõ. Tuy nhiên, để hiểu vấn đề này và làm rõ thì phải nêu cao tinh thần chủ động, linh hoạt, tích cực, phải thấy đây là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có thể xâm nhập, đan xen chuyển hóa lẫn nhau rất nhanh, có thể hôm nay đang là đối tác nhưng ngày mai là đối tượng và ngược lại. Do đó nhận diện, xử lý phải rất linh hoạt, trên cơ sở các nguyên tắc của Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng và không được nhận diện cảm tính. Các quan điểm chỉ đạo chung, về an ninh quốc phòng, đối ngoại, vấn đề chủ động, tích cực là rất quan trọng trong hợp tác quốc tế, và phải lấy nguyên tắc cao là đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có mệnh đề nêu rõ, phù hợp xu thế, đó là giải quyết lợi ích quốc gia dân tộc trên cơ cở luật pháp quốc tế và trên cơ sở tương tác lợi ích hai quốc gia song phương. Đây là quan điểm mới thể hiện tư duy mới của Đảng về đảm bảo an ninh quốc phòng trên các lĩnh vực như chủ quyền biển đảo, vùng trời, an ninh biên giới, an ninh kinh tế, an ninh môi trường… hiện nay.
Xin ông cho biết chúng ta đã rút ra được những bài học quý giá nào trong quá trình ứng phó với những thách này trong thời gian qua? Và để tiếp tục ứng phó hiệu quả với những mối đe dọa ANPTT, theo ông chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì?
Đối phó với ANPTT phải căn cứ vào đặc điểm của nó. Có 3 đặc điểm lớn của ANPTT cần lưu ý, đó là nó tác động vào sự bền vững của kinh tế - xã hội, nền văn hóa, do đó giải quyết nó là giải quyết những vấn đề gốc rễ liên quan văn hóa, kinh tế, xã hội. Hai nữa, tác động của ANPTT rộng lớn, đến nhiều lĩnh vực và thứ ba, ANPTT là vấn đề có tính quốc tế, đan xen nên không thể một quốc gia, một giải pháp có thể giải quyết được.
Vậy giải pháp nào cho vấn đề ANPTT của Việt Nam? Với những thách thức khách quan như biến đổi khí hậu, kinh tế suy giới suy giảm, giá dầu… phải sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính kỹ thuật để giải quyết. Nhưng nói về sâu xa, gốc rễ, đối với Việt Nam, để giải quyết được vấn đề ANPTT phải tháo gỡ được cơ chế chính sách trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về những vấn đề nhạy cảm. Đơn cử như vấn đề phát triển kinh tế nóng, phát triển kinh tế không quan tâm môi trường, chỉ thiên về hiệu quả kinh tế mà không quan tâm hiệu quả xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh quốc phòng, chỉ quan tâm hiệu quả bề nổi… Trong đầu tư phát triển kinh tế dứt khoát cần tính toán đầy đủ các mục tiêu, trước hết là mục tiêu kinh tế, sau đó là mục tiêu xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng… và đặc biệt, phải xem xét đến vấn đề sâu xa nhất, là có hợp lòng dân không. Sự việc Formosa cho thấy, môi trường 10 năm có thể làm sạch được, nhưng lòng tin mất đi bao giờ mới lấy lại được. Vì thế, theo tôi, phát triển kinh tế cũng như các vấn đề khác cần coi trọng thế trận lòng dân và đây là giải pháp căn cơ, gốc rễ, là nền tảng để giải quyết vấn đề ANPTT. ANPTT quan trọng là hệ lụy về lâu dài, vì không giống an ninh truyền thống, hậu quả của ANPTT không nhìn thấy ngay được mà nó sẽ ngấm ngầm làm xói mòn lòng tin, chia rẽ, làm mục ruỗng sự đoàn kết của toàn dân tộc. Đây là vấn đề cần hết sức chú ý.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics